Lễ ra mắt Hội đất ngập nước Việt Nam – trực thuộc Hội thiên nhiên và bảo vệ Môi trường Việt Nam, gọi tắt là VACNE tổ chức ngày 8.12.2011 tại hội trường đại học Quốc Gia, 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã thu hút sự tham gia của rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường, bảo tồn, phát triển và biến đổi khí hậu, các cán bộ, cộng tác viên, nghiên cứu sinh, và học viên của Trung tâm.
Phát biểu trong Lễ ra mắt Hội đất ngập nước
Theo PGS – TS Lê Diên Dực, Chủ tịch Hội, Việt Nam hiện có 5,8 triệu hécta đất ngập nước, trong đó đất ngập nước nước ngọt chiếm khoảng 10% diện tích của các vùng đất ngập nước toàn quốc. Diện tích đất ngập nước của Việt Nam chiếm 8% toàn bộ các vùng đất ngập nước của Châu Á.
Sau Lễ ra mắt, Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội ) đã tổ chức Hội thảo đất ngập nước và biến đổi khí hậu, thu hút gần 40 báo cáo tham luận tập trung vào hai nội dung : Đất ngập nước và biến đổi khí hậu.
Trong buổi hội thảo, đã chia sẻ và thảo luận các kết quả nghiên cứu về đất ngập nước và biến đổi khí hậu theo một số nội dung:
+ Quản lý, bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước, kể cả các lưu vực sông.
+ Biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó (giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu).
+ Đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái và phát triển bền vững liên quan đến đất ngập nước và biến đổi khí hậu.
Bài tham luận trong Hội thảo
Theo đánh giá của các nhà khoa học tại Hội thảo, đất ngập nước có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của con người và bảo vệ môi trường. Giá trị của hệ sinh thái đất ngập nước, kể cả giá trị kinh tế sử dụng và không sử dụng được nhóm vào 4 loại dịch vụ chính: Cung cấp, điều tiết, văn hóa, hỗ trợ. Các nhà khoa học tại Hội thảo cũng khẳng định rắng, đất ngập nước có vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, nó được thể hiện ở một số khía cạnh: Hấp thụ cacbon; hạn chế hạn hán và lũ lụt, hạn chết thiệt hại của bão, sóng biển và xói lở bờ biển.
Khu Ramsar Bàu Sấu (Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trên địa phận tỉnh Đồng Nai)
Lễ ra mắt Hội Đất ngập nước đã đánh dấu một bước quan trọng trong việc bảo vệ môi trường đất ngập nước Việt Nam. Hội ra đời, ngay lập tức đã có sự tham gia của hơn 30 thành viên sẽ là nguồn cung cấp nhân lực, và đóng góp các công trình nghiên cứu phục vụ trong việc bảo vệ môi trường đất ngập nước.
Trong Lễ ra mắt Hội đất ngập nước Việt Nam, trung tâm nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng cũng đóng góp một bài tham luận quan trọng về vấn đề “Nghiên cứu thể chế về quản lý hồ Hà Nội: Thách thức và sự cần thiết về sự tham gia của cộng đồng”. Bài tham luận đã đưa ra được cái nhìn tổng quan và sâu sắc về hiện trạng, khung pháp lý trong quản lý hồ ao ở Hà Nội, các thách thức, bất cập của hệ thống quản lý và 25 khuyến nghị cho chính quyền, cộng đồng dân cư quanh hồ.
KN1: Không xả rác thải sinh hoạt xuống hồ và quanh hồ.
KN2: Tại các hồ có chợ, cộng đồng cần làm việc với ban quản lý chợ hoặc các chủ kinh doanh ở chợ thông báo về việc cấm xả rác xuống hồ, bảo vệ vệ sinh trên hành lang bờ.
KN3: Điều chỉnh cống thải ra hồ về lại các cống thu gom nước thải đã có.
KN4: Cộng đồng quanh hồ nên có trao đổi thảo luận để đề ra các biện pháp tốt nhất bảo vệ hồ.
Khuyến nghị về thể chế và chính sách:
Bao gồm 3 khuyến nghị cho cấp phường nơi có hồ và 6 khuyến nghị cho cấp quận và Thành phố.
Cấp phường nơi có hồ:
KN5: Đưa công tác bảo vệ hồ, ngăn ngừa rác thải và nước thải vào hồ và vệ sinh hành lang bờ hồ.
KN6: Chủ động khuyến khích và hỗ trợ các sáng kiến bảo vệ hồ của cộng đồng.
KN7: Có chương trình phát thanh thường xuyên của phường về các biện pháp, hoạt động bảo vệ hồ.
Cấp quận và Thành phố:
KN8: Cần xem xét và rà soát lại các quy định hiện nay, giao nhiệm vụ bảo vệ hồ cụ thể.
KN9: Cân nhắc đưa cách tiếp cận sinh thái bảo vệ hồ vào công trình đang làm hiện nay và tương lai.
KN10: Nên có một Ban quản lý Hồ Hà Nội riêng biệt cấp thành hố trực thuộc Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội.
KN11: Ban Quản lý cần làm việc với các nhà khoa học và chuyên gia về hồ, hệ sinh thái hồ.
KN12: Quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội nên có nguồn quỹ hỗ trợ cho các sáng kiến của cộng đồng trong công tác bảo về hồ.
KN13: Có chương trình nâng cao năng lực và giáo dục môi trường về hồ cho các cán bộ và nhân dân các phường có hồ.
Ngoài ra còn có hơn 10 khuyến nghị về chương trình hành động bảo vệ hồ Hà Nội 2011 – 2012.
KN14: Xác định công tác bảo vệ Hồ cần hướng theo nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng địa phương.
KN15: Chương trình hành động Hồ tập trung vào việc hỗ trợ hoạt động cụ thể của từng hồ, tránh áp đặt rầm rộ một mô hình cho tất cả các hồ.
KN16: Lãnh đạo của các dự án hồ là tổ chức dân sự, phòng, ban, các cộng đồng ở tại địa phương đó.
KN17: Việc tham gia giám sát sức khỏe sinh thái của các hồ giao cho các phường thực hiện.
KN18: Vai trò của các cơ quan nhà nước liên quan chính. Cao nhất là Ủy ban Nhân dân Thành Phố, và nên chỉ định cụ thể cơ quan chịu trách nhiệm chuẩn bị lộ trình xây dựng chương trình hành động hồ.
KN19: Chương trình hành động Hồ nên tập trung vào hỗ trợ các sáng kiến của cộng đồng tại các hồ.
KN20: Chương trình hành động Hồ nên bắt đầu từ một số hồ, nơi có các đơn vị dân sự nhiệt tâm, và có khả năng thực hiện.
KN21: Nên có chương trình truyền thông về kiến thức và các biện pháp bảo vệ hồ.
KN23: Các doanh nghiệp hỗ trợ hoặc đỡ đầu các dự án hồ về tài chính nên được cắt giảm thuế.
KN24: Ủy ban Nhân dân Thành phố giao nhiệm vụ cho cơ quan xây dựng chương trình hành động Hồ.
KN25: Chương trình hành động Hồ phải được xây dựng trên cơ sở kết quả của các chương trình khác để tạo được kết quả tích hợp tốt nhất, tránh chồng chéo và lãng phí.
Với 23 khuyến nghị, Trung tâm nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng đã đưa ra những đóng góp rất quan trọng hỗ trợ công tác quản lý bảo vệ hồ ao trong cộng đồng và chính quyền. Đây là một nghiên cứu rất hay mà mọi người có thể tham khảo kĩ hơn ở website cecr.vn của Trung tâm.
Hồ Hebbal, một trong những hồ lớn nhất ở phía Bắc Bangalore
Quá trình đô thị hóa đã gây những thiệt hại nặng nề lên các hồ ở Bangalore. Một số lượng lớn hồ bị lấn chiếm để xây dựng cơ sở hạ tầng và kết quả là năm 1985 tại trung tâm thành phố chỉ còn lại 17 hồ thay vì 51 hồ khỏe. Diện tích mặt nước bị giảm đáng kể. Thay đổi này dẫn tới hậu quả nghiêm trọng như: Lũ lụt và các yếu tố vi khí hậu thay đổi thường xuyên trong thành phố. Mất đi tính đa dạng của hệ sinh vật. Số lượng và chủng loại các loài động vật cũng bị giảm đáng kể. Người dân chài mất đi nghề sinh kế. Một nghiên cứu gần đây cho thấy các hồ này đã bị nhiễm độc, lượng oxy hòa tan ít dần.
Trong lịch sử, các hồ trong khu vực Bangalore được quản lý bởi các cơ quan chính phủ như: Bộ Lâm nghiệp, Cục Thủy lợi, Cục nông nghiệp, Sở Du lịch…Mỗi tổ chức có chức năng duy trì bảo vệ riêng với từng hồ nhưng với cách tiếp cận thiếu xót, sai lầm, không phù hợp và không có tính hợp tác.
Tháng 7 năm 2002, một cơ quan riêng biệt- Cơ quan phát triển hồ (LDA) được thành lập để giải quyết các vấn đề giữ gìn, duy trì chức năng và đảm bảo tính khỏe của hồ trong khu vực Bangalore. Cơ quan kêu gọi sự hỗ trợ tài chính từ các cơ quan khác nhau để thực hiện các hoạt động cải tạo và bảo vệ hồ. Đáp ứng lời kêu gọi này, nhiều cơ quan tổ chức như Chương trình Môi trường Ấn Độ – Na Uy (INEP) cùng Bộ Lâm nghiệp,…đã tích cực hỗ trợ tài chính cho chương trình này để bảo vệ hồ. Nhờ đó nhiều hồ như hồ Hebbel, một trong những hồ lớn nhất ở phía bắc Bangalore , hồ Madivala, hồ Dodda Bommasandra đã được phục hồi.
Năm 2004, LDA bắt đầu quá trình “ Sự tham gia của công – tư” nơi mà các công ty tư nhân có thể bỏ thầu các hồ để “phát triển và duy trì” trong 15 năm với những điều khoản kèm theo. Theo hợp đồng, các công ty sẽ thực hiện duy trì, bảo vệ và phát triển hồ bằng cách:
– Thiết lập trạm xử lý nước, kiểm soát việc điều hòa mức nước hồ bằng cách xây các đập thủy điện.
– Xây dựng các vườn hoa, các đài phun nước, bãi biển nhân tạo.
– Xây dựng các hoạt động vui chơi giải trí, các nhà hàng nổi thân thiện với môi trường.
Hoàng hôn ở Hồ Madivala ở Bangalore
Các hồ ở Bangalore hiện tại được bảo vệ về diện tích mặt nước, giảm thiểu ô nhiễm bằng cách hạn chế xả nước thải và chất thải công nghiệp. Các khu vực hồ được bảo vệ để phát triển đời sống thủy sinh khu vực hồ, được trồng nhiều cây, cỏ để trở thành khu công viên công cộng.
Cuối Đông, ấy là khi lá xa lìa cành, mỗi lúc gió về cành lại thấy tim mình thổn thức những nhịp yêu thương…
Những bờ môi khô dáp, nứt nẻ, những bàn tay tê cóng, những cành cây khẳng khiu trơ trọi đứng âm thầm thương tiếc một mùa lá, những bước chân vội vã của người qua đường tìm về tổ ấm. Có ai thích mùa đông?
Có thể mùa Đông lạnh đến rùng người nhưng trong cái lạnh đấy có thể cảm nhận được con người sống chậm hơn, biết xích lại gần nhau, biết sưởi ấm cho nhau bằng những bàn tay đang cùng giá buốt. Và cũng chính trong cái lạnh tưởng chừng như giá buốt ấy, con người ta biết khao khát một bàn tay, một bờ vai, một cái ôm hơn bao giờ hết…Điều đặc biệt là mùa Đông lạnh nhưng rất lãng mạn, nắng của mùa Đông yếu nhưng đủ làm ấm trái tim một ai đó. Chính vì thế mà tôi yêu mùa Đông!
Mùa đông làm những cành cây già nua, khô cằn, cái lạnh thấu da thịt ấy nuôi dưỡng những chiếc lá trưởng thành. Cuối đông hay cũng chính là lúc lá phải lìa xa cây, nhưng cũng là thời điểm để bắt đầu cho một sự đổi mới.
Lang thang quanh hồ Gươm buổi xế chiều, mặt hồ buồn im ắng, cơn gió thoảng đủ làm rung cành liễu, cái lạnh “ấm áp” độ cuối Đông không khỏi làm ta ngỡ ngàng, nuối tiếc mùa Đông. Đâu đó thấp thoáng những chậu hoa đua sắc kéo sắc xuân về Hà Nội. Bàng hoàng trước cảnh Hồ Gươm những ngày cuối năm lại rực rỡ sắc hoa và lung linh ánh đèn màu. Đã cuối Đông!
Bồi hồi hơn nữa, lễ hội phố hoa sẽ lại diễn ra trên bờ hồ Hoàn Kiếm. Theo kế hoạch, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Lễ hội phố hoa xung quanh hồ Hòan Kiếm để chào xuân. Phút giao mùa!
Hồ Gươm là nơi thưởng ngoạn của những du khách nước ngoài, là nơi chút những vui buồn của người đân đất Việt. Hè về, hồ rực rỡ với cái nắng chói chang, Thu tới hồ man mát yêu thương, sang Đông hồ se lạnh lòng người, Xuân ở lại hồ thêm ấm áp. Bốn mùa bốn sắc, quanh năm hồ lung linh kỳ diệu. Hãy đến và thưởng thức vị ngọt của Hà Nội, cùng chào xuân, đón tết cùng Hồ Hà Nội.
Bản tin Hồ Hà Nội tiếp tục nhận được nhiều hồi âm của độc giả phản ánh và cập nhật về tình trạng ao hồ hiện nay trên địa bàn Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn và mong nhận được nhiều phản ánh của các bạn.
“Tôi đã nhiều lần đi qua hồ Ngọc Khánh và thấy các mảng cây thủy sinh được trồng trong các khung ghép dưới hồ, vừa đẹp và chắc chắn sẽ góp phần làm sạch nước hồ… Ở Hà Nội còn rất nhiều hồ dù nặng hay nhẹ đều bị ô nhiễm nước như hồ tại công viên Tuổi Trẻ, hồ ở công viên Thống Nhất, thậm chí cả hồ Hoàn Kiếm. Theo tôi, nên có biện pháp trồng cây thủy sinh để xử lý nước các hồ đang bị ô nhiễm này phục vụ người dân xung quanh có nơi vui chơi giải trí, tập thể dục thể thao”.
Bạn đọc Nguyễn Văn Học Số 22, ngõ 337, đường Âu Cơ, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội, kể về sự tích Đầm Bẩy, một đầm sen đẹp có tiếng ở phường Nhật Tân, Hà Nội.
“Tương truyền Lạc Long Quân lấy bà Lạc Phi sinh 7 trứng nở 7 rồng bay về trời. Bà Lạc Phi cho trồng 7 cây gạo quanh đầm để tưởng nhớ 7 rồng bay về trời. Từ đó đầm có tên là đầm Thất Thụ, người dân thường gọi là đầm Bẩy. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, vẫn còn một số cây gạo rất to. Nhưng đến nay thì không còn nữa.
Bạn đọc Dương Văn Sơn, Đặng Thai Mai, cho biết:
Hai ao trước khách sạn Fraser suites diện tích giờ còn rất ít, chỉ là hai ao nhỏ ngay trước khách sạn, bên cạnh đường Đặng Thai Mai, nước tù, xuất hiện hiện tượng phú dưỡng, có mùi hôi thối rất khó chịu đặc biệt là vào ngày hè nóng bức.
Hiện tượng phú dưỡng ở hai ao trước khách sạn Fraser suites
Bạn đọc Nguyễn Duy Hòa hội trưởng hội nông dân phường Quảng An cho biết:
Tình trạng tập kết rác thải, và xả nước thải sinh hoạt ra ao Láng vẫn còn nhiều đặc biệt là việc đổ vật liệu xây dựng xuống ao. Đề nghị cần có biện pháp khắc phục tình trạng này bằng cách để các biển cấm, hoặc có biện pháp xử phạt nếu vi phạm đổ trái phép ra quanh ao.