Bản tin 10: Sử dụng bền vững hồ dựa vào Cộng đồng

1. Giới thiệu chương trình
Hệ thống ao, hồ Hà Nội (gọi chung là hồ Hà Nội) ngoài chức năng điều hòa nước mưa, giảm thiểu ngập úng còn là điểm nhấn danh lam thắng cảnh, vui chơi, giải trí, lễ hội. Nhiều ao, hồ Hà Nội gắn liền với các đình chùa được coi là các địa điểm tâm linh của Hà Nội. Tuy nhiên quá trình phát triển kinh tế và đô thị nhanh như vũ bão trong thập kỹ qua đã tạo ra những áp lực to lớn lên hồ Hà Nội đã biến những ao hồ xinh đẹp thành những ao, hồ bị ô nhiễm trầm trọng, bờ và hành lanh bờ bị biến thành nơi đổ rác thảo, phế liệu. Nhiều ao, hồ bị lấn chiếm.Vì vậy việc bảo tồn các hồ Hà Nội đã thực sự trở thành vấn đề được xã hội quan tâm trong thời gian này.
LOP 1Để góp phần nhỏ vào công tác bảo tồn và duy trì hệ thống hồ Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) thực hiện một chương trình về hồ Hà Nội trong đó có dự án: “Thúc đẩy sự tham gia tích cực của cộng đồng dân sự và cách tiếp cận hệ sinh thái trong công tác bảo vệ hồ Hà Nội” do Đại sứ Quán Mỹ tài trợ nhằm đưa ra phương pháp tiếp cận mới giúp cộng đồng tham gia và đóng vai trò chủ đạo trong việc bảo tồn hồ Hà Nội. Trong khuôn khổ dự án này Trung tâm dự cùng với tổ chức Water Wise tổ chức chương trình quan trắc một số hồ trên một số quận lõi Hà Nội với sự tham gia của học sinh PTTH và các bạn sinh viên, qua đó giúp các em một số kiến thức cơ bản về phương pháp quản lý và sử dụng bền vững hồ.
2. Mục tiêu chương trình:
– Bước đầu xây dựng mạng lưới quan trắc một số hồ ở Hà Nội với sự tham gia của học sinh PTTH
 Cung cấp cho các em học sinh/ sinh viên một số kiến thức cơ bản về môi trường ao hồ có hệ sinh thái khỏe, đảm bảo cảnh quan.
 Cung cấp cho các em học sinh/ sinh viên một số kỹ năng thực hành cơ bản về quan trắc nước hồ.
3. Nội dung  chương trình
3.1 Chương trình đào tạo
3.1.1. Lý thuyết 
– Hệ sinh thái ao hồ, các chức năng, giá trị của hệ sinh thái ao hồ Hà Nội.
– Các nguyên nhân làm cho hồ bị ô nhiễm, dấu hiệu nhận biết một ao hồ ô nhiễm.
– Cách tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý đô thị theo hướng phát triển bền vững.
3.1.2. Thực hành
– Hướng dẫn phương pháp quan trắc các thông số cơ bản: nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước, độ ô xy hòa tan (DO), pH, độ đục, hiện trạng các thông số cảm quan (màu nước, rác, tảo, cá, các cây thủy sinh…).
– Hướng dẫn các thao tác an toàn trong quá trình quan trắc và các biện pháp bảo vệ ao hồ có sự tham gia của cộng đồng.
3.2 Chương trình thực hành
– Học sinh được chia thành các nhóm tự thực hành quan trắc tại các hồ theo phương pháp đã được hướng dẫn.
Mỗi nhóm quan trắc 1 hồ, gồm 3 tình nguyện viên (gồm 2 học sinh và 1 sinh viên ĐH): Các bạn tình nguyện viên trực tiếp quan trắc; tình nguyện viên từ CECR hỗ trợ, đảm bảo yếu tố an toàn trong quá trình quan trắc.
– Tần suất quan trắc: 2 lần/tháng.
4. Yêu cầu chương trình
4.1 Địa điểm quan trắc: Một số hồ trong khu dân cư trên địa bàn Hà Nội
 

1. Hồ Ngọc Khánh2. Hồ Láng Thượng (gần ĐH Ngoại Thương)
3. Hồ Hố Mẻ (gần ĐH Y)
4. Hồ Xã Đàn
5. Hồ Kim Liên
6. Hồ Hai Bà Trưng7. Hồ Bán Nguyệt
8. Hồ Nhà thờ Nam Đồng
9. Hồ Quỳnh
10. Ao chùa Phổ Ninh
 

4.2. Thời gian
– Từ 1/6/2012 đến 31/ 8/2012
4.3 Yêu cầu đối với Tình nguyện viên tham gia chương trình 
 Học sinh lớp 10, 11 và sinh viên các trường trên địa bàn Hà Nội, ưu tiên học sinh gần các hồ nêu trên.
– Nhiệt tình, say mê nghiên cứu môi trường, tuân thủ các quy định an toàn quan trắc.
– Học lực loại khá trở lên và có thể sắp xếp thời gian tham gia chương trình.
– Tình nguyện viên sau khi tham dự chương trình sẽ được cấp giấy chứng nhận tham gia dự án. (do ĐSQ Mỹ và CECR cấp)
4.4 Báo cáo quan trắc
– Sau mỗi lần quan trắc, học sinh viết báo cáo quan trắc (theo mẫu) gửi về Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng.
Số lượng tình nguyện viên: tối thiểu 1 nhóm quan trắc 1 hồ. (Trong trường hợp có nhều bạn muốn tham gia, chúng tôi có thể mở rộng mạng lưới hồ hoặc tăng số nhóm quan trắc cho một hồ)
Thời gian đăng ký: 8/5/2012 – 25/5/2012.
Các bạn quan tâm và mong muốn tham gia chương trình đồng hành cùng hồ Hà Nội rất ý nghĩa này, hãy sử dụng đường link dưới đây để đăng ký:    
http://form.jotform.me/form/21282406683453
Mọi thắc mắc về chương trình các bạn có thể liên hệ:
Email: waterwise2012.vn@gmail.com
Tiêu đề thư: Đồng hành cùng hồ Hà Nội (Tiếng Việt không dấu)
hoặc
Chị  Trần Thị Mai Hương, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng
Địa chỉ: số 22, ngách 22 ngõ 4, Phố Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0982054386.
Email: tranmaihuongthb@gmail.com

1.Giới thiệu
Hồ, ao, đầm Hà Nội (gọi chung là Hồ Hà Nội),  là một phần rất quan trọng của cảnh quan đô thị Hà Nội. Các chức năng sinh thái chính của hồ ở Hà Nội bao gồm điều hòa nước mưa, giảm thiểu ngập úng. Nhiều hồ còn là cảnh quan danh lam thắng cảnh nổi tiếng, các khu giải trí, vui chơi đặc biệt là trong các dịp lễ hội. Nhiều địa danh hồ được gắn liền với các đình chùa, di tích lịch sử, được xem như các địa điểm tâm linh có ý nghĩa quan trọng của Hà Nội. Hệ thống hồ Hà Nội có bề dày lịch sử văn hóa, mang đến những lợi ích trực tiếp, tích cực đối với chất lượng cuộc sống đô thị của người Hà Nội.
Trong vài thập kỷ qua, quá trình đô thị hóa nhanh chóng và tăng trưởng dân số đã tạo ra tác động môi trường tiêu cực lên hồ, ao, đầm của Hà Nội. Ba nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái đang tiếp diễn của các hồ là: chất thải sinh hoạt bị lắng lưu, nước thải sinh hoạt và công nghiệp chưa qua xử lý bị thải thẳng xuống hồ và sự xâm lấn của quá trình đô thị lên các bờ hồ và các lưu vực nước của địa phương.
Đã có nhiều nỗ lực của các cơ quan chức năng nhằm cải thiện và khôi phục các hệ sinh thái hồ, ao, đầm nhưng kết quả thu được còn hạn chế bởi các rào cản thể chế, hạn chế về công nghệ kỹ thuật, sự thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của hệ sinh thái, các chính sách chưa đầy đủ hoặc chưa hiệu quả, và thiếu nhận thức và sự tham gia cộng đồng trong việc bảo vệ hồ, ao, đầm của Hà Nội.
Tính cấp thiết của công tác bảo vệ, phục hồi và quản lý Hồ Hà Nội không thể xem nhẹ, đặc biệt là trong bối cảnh dự báo của biến đổi khí hậu và mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng của thảm họa thiên tai. Với những chính sách, sự lãnh đạo hợp lý và quản lý nhạy bén,
hồ, ao, đầm của Hà Nội có thể phục vụ người dân của Hà Nội tốt hơn, đặc biệt giúp Hà Nội thích ứng với biến đổi khí hậu, và thiên tai do biến đổi khí hậu trong tương lai. Nhận thức cộng đồng và sự tham gia được xác định là một trong   những giải pháp quan trọng nhất để bảo vệ, phục hồi và quản lý các hồ, ao, đầm của Hà Nội. Sự tham gia của người dân Hà Nội cùng các nhà khoa học, doanh nghiệp, truyền thông, và các tầng lớp nhân dân khác nhằm phát triển và thực hiện các giải pháp tích hợp các biện pháp công trình và các biện pháp phi công trình để cải thiện trạng thái của hồ, ao, đầm của Hà Nội. Sự tham gia của cộng đồng, và tính làm chủ  địa phương và trách nhiệm trong việc bảo vệ các hệ thống này là bước đầu tiên để giải quyết vấn đề.
Chính vì vậy, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia, Diễn đàn Đô thị Việt Nam và HealthBrige có kế hoạch tổ chức hội nghị quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi khoa học về bảo vệ và sử dụng bền vững hồ, ao, đầm của Hà Nội. Hội thảo sẽ tạo điều kiện cho những người tham gia thu thập thông tin và các nguồn lực, tạo mạng lưới đối tác, đóng góp ý kiến, và xác định các vấn đề cấp bách nhất để nghiên cứu chuyên sâu. Các kết quả mong muốn của hội thảo là tạo ra những khuyến nghị mang tính khoa học dựa trên sự tham gia của cộng đồng, khoa học về bảo vệ, phục hồi và quản lý hồ, ao và đầm của Hà Nội trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy sự tham gia tích cực của cộng đồng dân sự và cách tiếp cận hệ sinh thái trong công tác bảo vệ Hồ Hà Nội”.
2. Mục tiêu chính: 
Tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định đô thị, các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà hoạt động, doanh nghiệp chia sẻ thông tin, ý kiến và ý tưởng, các bài học thực tiễn, kết quả nghiên cứu có thể dẫn đến việc quản lý Hồ Hà Nội tốt hơn.
Tạo sự đồng thuận về các thách thức và các vấn đề ưu tiên của Hồ Hà Nội.
Đưa ra các khuyến nghị về chính sách và biện pháp tích hợp với sự nhấn mạnh thúc đẩy sự tham gia cộng đồng bảo vệ và sử dụng bền vững Hồ Hà Nội theo cách tiếp cận hệ sinh thái.
3. Các nội dung  chính:
Hội thảo tập trung thảo luận về các lĩnh vực sau
Nội dung 1: Những thách thức của biến đổi khí hậu và dự báo tác động thiên tai đối với Hà Nội
Xác định các khía cạnh cụ thể của biến đổi khí hậu và những tác động bất lợi tiềm năng đối với hồ Hà Nội, áp lực đô thị hóa nhanh lên hồ Hà Nội, đề xuất các giải pháp và khuyến nghị.
Các câu hỏi thảo luận:
– Những thách thức của biến đổi khí hậu đối với những thành phố như Hà Nội là gì?
– Nguy cơ thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra cho Hà Nội  là gì? Mô hình lũ lụt và thiên tai tại Hà Nội trong thời gian gần đây?
– Các biện pháp thích ứng: Vai trò của các hồ Hà Nội
Nội dung 2: Các tác động của quá trình đô thị hóa nhanh lên hệ sinh thái hồ, ao, đầm của Hà Nội
Xác định và thảo luận về sự suy thoái hiện tại và đang tiếp diễn của các hệ sinh thái hồ, ao, đầm của Hà Nội. Xem xét lại các chính sách hiện có và các thực hành quản lý đất đai. Thảo luận về các khía cạnh có thể cải thiện trong hệ thống thể chế hiện có và những nỗ lực quản lý đất đai.
Các câu hỏi thảo luận:
Hiện trạng của các hồ Hà Nội
Đô thị hóa và phát triển nhanh chóng: tại sao sự suy thoái cả về chất lượng các hồ và suy giảm của các khu vực lại là một xu hướng đang tiếp diễn?
Nội dung 3: Các giải pháp tích hợp để bảo vệ, phục hồi và quản lý bền vững Hồ Hà Nội
Xác định các giải pháp ngắn hạn và dài hạn để bảo vệ, phục hồi, và quản lý các hệ sinh thái hồ, ao và đầm của Hà Nội. Xác định các giải pháp dựa trên cơ sở khoa học và các thực hành công nghệ khả thi áp dụng cho Hà Nội. Phát triển các chiến lược quản lý dài hạn giúp cải thiện môi trường hồ theo hướng sử dụng bền vững hệ thống ao, hồ ở Hà Nội.
Các câu hỏi thảo luận:
Những vấn đề chính cùng các giải pháp kỹ thuật hiện tại là gì? Tại sao các giải pháp kỹ thuật đó áp dụng cho đến nay chưa hiệu quả? Các thực hành tốt nhất về các giải pháp tích hợp cho các hồ đô thị của nước ngoài là gì?
Khung thể chế về quản lý hồ Hà Nội: Các rào cản và định hướng cải thiện
Nội dung 4: Sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ hồ nhằm cải thiện không gian sống và môi trường của Hà Nội
Thực trạng của sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ Hồ Hà Nôi, nền tảng pháp lý và các rào cản hiện nay cũng như các khuyến nghị cho giải pháp về vai trò của cộng đồng dân sự, kinh doanh, các nhà khoa học tham gia bảo vệ môi trường hồ.
Các câu hỏi thảo luận:
Hồ và không gian đô thị: các chức năng xã hội của hồ
Khung thể chế nào cần thực hiện để hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng?
Chúng ta có thể huy động các cộng đồng vào công tác bảo vệ của hồ?
Năng lực nào (cả nền tảng kiến thức và năng lực quản lý) cần thiết cho cộng đồng để đưa sáng kiến và thực hiện các hành động ở cấp cộng đồng để bảo vệ hồ?
Làm thế nào cộng đồng có thể huy động vốn cho các hoạt động bảo vệ hồ?
Làm thế nào để huy động khu vực tư nhân trong tham gia bảo vệ hồ?
Đối tác công tư tham gia bảo vệ hồ thế nào cho hiệu quả?
4.Thời gian và địa điểm
Thời gian: ngày 22/6/2012
Đia điểm: Khách sạn Hòa Bình, số 27 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
5. Đối tượng tham dự
Các nhà quản lý nhà nước, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu
Các nhà quản lý hồ, cán bộ môi trường,
Đại diện cộng đồng
Các nhà quy hoạch đô thị, kiến trúc sư
6. Nhà tài trợ: Đại sứ quán Mỹ
Các bạn quan tâm và mong muốn tham gia cùng Hội thảo Quốc tế có thể viết thư đăng ký tham dự và gửi vào mail: cecr.vn@gmail.com. Vì số lượng tham dự có hạn nên, Trung tâm sẽ cân nhắc và gửi thư mời đến các bạn sau khi gửi đăng ký     
Thời gian đăng ký: 1/6/2012 – 15/6/2012.
Chúng tôi rất mong được đón nhận sự có mặt và ủng hộ của các bạn tại hội nghị và cùng xây dựng những khuyến nghị mang tính khoa học dựa trên sự tham gia của cộng đồng, khoa học về bảo vệ, phục hồi và quản lý hồ, ao và đầm của Hà Nội.
Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ:
Nguyễn Trâm Anh – Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR)
ĐT: 0983710218- (04)39728063 – Fax: (04)39727954
Email:tramanhanh@gmail.com

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments