Bản tin 7: Quản lý Môi trường đô thị

Trong buổi tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường địa phương tại Hà Nội vào hai ngày 5 và 6 tháng 1 năm 2011, Bà Nguyễn Ngọc Lý Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Môi trường & Cộng đồng và các cán bộ của Trung tâm đã hướng dẫn các tổ chức, đoàn thể tham gia tập huấn tự xây dựng kế hoạch thực hiện các sáng kiến, các dự án nhỏ để bảo vệ môi trường địa phương.
Để xây dựng các sáng kiến phù hợp, khả thi ở từng địa phương, trước hết cần thảo luận ở cộng đồng các vấn đề như:
– Xác định các vấn đề chính làm hồ trở nên mất cảnh quan (từ yếu tố khách quan, yếu tố cộng đồng).
– Các hoạt động phong trào đã có, các thành công, các khó khăn chính, nếu thất bại thì nguyên nhân là từ đâu.
– Xác định mức độ trách nhiệm của cộng đồng.
– Xác định nguyên nhân chính: Do nhận thức, do thói quen hành vi…
Sau khi thảo luận cộng đồng tiến hành “Phân tích các hoạt động để thực hiện sáng kiến” như sau:
quan-ly-moi-truong-do-thi-0quan-ly-moi-truong-do-thi-0
Từ kết quả có thể tự đề xuất được mục tiêu của sáng kiến. Và dựa vào các hoạt động có thể xác định kinh phí, thời gian, cách tổ chức thực hiện và giám sát. Từ đó cá nhân hoặc tập thể có thể tự đề xuất được các sáng kiến.
Một báo cáo xây dựng sáng kiến sẽ bao gồm các nội dung sau:
–          Mục tiêu
–          Các hoạt động để thực hiện
–          Các bên tham gia
–          Thời gian
–          Kinh phí thực hiện
–          Giám sát và báo cáo
–          Tổng kết kết thúc.
Và sau buổi tập huấn các hội phụ nữ thành phố, hội phụ nữ cấp Phường, Hội Cựu chiến binh, cán bộ cục cảnh sát môi trường, Trường cán bộ phụ nữ Trung ương đã đóng góp được rất nhiều sáng kiến nhỏ, thiết thực mà có thể triển khai được ngay tại địa phương. Có 8 sáng kiến được Trung tâm lựa chọn và hỗ trợ thực hiện. Mỗi sáng kiến đều do cộng đồng ở địa phương trực tiếp đề xuất và triển khai thực hiện.
Sáng kiến của Hội phụ nữ Phường Nhật Tân là thực hiện những đoạn đường xanh – sạch – đẹp nở hoa nhằm phát huy ý thức bảo vệ môi trường của chị em phụ nữ và nhân dân, tạo cảnh quan nơi sinh hoạt và vui chơi cộng đồng.  Chương trình sẽ thực hiện vào tháng 3/2012 để kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ với sự giám sát của Cán bộ khu dân cư nơi thực hiện dự án.
Sáng kiến của Hội phụ nữ Phường Ngọc Khánh vận động các hộ dân sống và kinh doanh quanh hồ, kết hợp với sự giải quyết đồng bộ của các cơ quan có trách nhiệm và các đoàn thể chính trị – xã hội khác trong phường cùng tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường đảm bảo đường bao quanh hồ luôn sạch – đẹp và mặt hồ luôn trong sạch.
Trường Cán bộ phụ nữ Trung ương đề xuất sáng kiến phát động phong trào trường học sạch đẹp, nội trú sạch đẹp, lớp học sạch đẹp để hướng tới chào mừng Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ 11. Phong trào nhằm nâng cao ý thức vất rác đúng nơi quy định tại nơi làm việc của cán bộ công nhân viên và học viên của Trường nhằm giữ cho môi trường sạch đẹp, và mỗi người có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường tại cộng đồng.
Hội phụ nữ phường Hoàng Văn Thụ có 3 sáng kiến nhỏ: “Sáng kiến Thành lập đội Tình nguyện viên”, vận động, tuyên truyền hội viên và cộng đồng tham gia làm vệ sinh môi trường nơi công cộng đặc biệt là khu vực Hồ điều hòa Đền Lừ. Sáng kiến gắn biển các đoạn đường: “Xanh – Sạch – Đẹp” do tổ phụ nữ tự quản, xây dựng các tuyến đường văn minh thương mại Xạnh – sạch – đẹp nở hoa.
Sáng kiến “ Hạn chế túi nilon, dùng làn đi chợ”. Tuyên truyền vận động các cán bộ, hội viên thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu bằng việc làm cụ thể: Hạn chế túi nilon, dùng làn đi chợ.
Chương trình nghị sự 21 là một chương trình lãnh đạo chính phủ địa phương, toàn cộng đồng, và có sự tham gia nỗ lực để thiết lập chiến lược hành động toàn diện để bảo vệ môi trường, sự thịnh vượng của nền kinh tế và một cộng đồng tốt đẹp – diễn ra trong phạm vi địa phương hoặc khu vực. Điều này đòi hỏi sự thống nhất giữa kế hoạch và hành động trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Các yếu tố chính là sự tham gia đầy đủ của cộng đồng, đánh giá điều kiện hiện tại, xác định mục tiêu để hoàn thành kết quả cụ thể, giám sát và báo cáo
Có rất nhiều vấn đề môi trường ngày nay mà con người trên Trái đất phải đối mặt, và các nguyên nhân, các áp lực của vấn đề môi trường có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, đối với khu vực đô thị. Các lực lượng và quá trình tạo nên “hoạt động đô thị” có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài không chỉ trong ranh giới trực tiếp của đô thị mà còn trên toàn bộ khu vực mà đô thị được đặt. Theo một nghiã rộng, môi trường đô thị bao gồm các nguồn tài nguyên, con người và những thứ khác, quá trình biến đổi tài nguyên thành các sản phẩm sử dụng khác nhau và dịch vụ, và ảnh hưởng của các quá trình này có thể là tiêu cực hoặc tích cực.
Nguồn tài nguyên: nguồn nhân lực, ánh sáng mặt trời, đất đai, nước, khoáng sản, điện, nhiên liệu, tài chính, sản phẩm trung gian, vật liệu tái chế
Các quá trình: Sản xuất, giao thông vận tải, xây dựng, di cư, tăng trưởng dân số, cư trú/ sinh sống, dịch vụ cộng đồng (giáo dục, y tế…).
Tác động:
Tác động tiêu cực: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, tiếng ồn hệ thống xử lý chất thải – rác thải, tắc nghẽn nước thải, tình trạng quá tải
Tác động tích cực: sản phẩm, giá trị gia tăng, tăng kiến thức/ giáo dục, gia tăng các dịch vụ tốt hơn.
Trong Chương trình nghị sự 21, vấn đề quản lý môi trường đô thị được quy định như sau:
Các nhiệm vụ của cấp thành phố:
(1)               Theo các quy định trong phần 10 liên quan đến các mối liên kết giữa kinh tế đô thị, cơ sở hạ tầng,  sản xuất, nghèo đói và môi trường trong khu vực đô thị, thành phố có trách nhiệm thực hiện các biện pháp thích hợp về:
–          Quản lý môi trường đô thị
–          Đánh giá chất lượng môi trường sống và làm việc
–          Quan trắc các mức ô nhiễm
–          Thực hiện đánh giá các rủi ro sức khỏe
(2) Về việc thực hiện các tiểu mục trong phần (1), thành phố sẽ tham gia vào những công ty chuyên nghiệp và cộng đồng dựa vào tổ chức cũng như các tổ chức quần chúng hay tổ chức tư nhân, và có thể là cần thiết để:
–       Tiến hành các nghiên cứu dựa trên đánh giá nguy cơ và các tổn thương,
–       Nâng cao năng lực của các đô thị có liên quan hoặc công ty thông qua nghiên cứu và đào tạo các hoạt động để quản lý môi trường tốt hơn.
–       Chuẩn bị các chiến lược quản lý môi trường, kế hoạch hành động và thiết lập cơ cấu tổ chức thích hợp của các cơ quan .
–       Cung cấp và quản lý các dịch vụ thiết bị môi trường.
Các chức năng liên quan đến quản lý môi trường đô thị và trình bày các báo cáo về hiện trạng môi trường của khu vực đô thị
Theo các quy định trong mục 10 và không tới các quy định chung trong mục 227, Thành phố sẽ hoặc là tự mình làm hoặc là thông qua một vài công ty khác thực hiện các chức năng có liên quan tới các vấn đề dưới đây:
(a)  Cung cấp nước an toàn,
(b)  Chi phí vệ sinh thấp nhất
(c)  Quản lý chất thải rắn hoàn chỉnh về phương diện môi trường
(d) Thu gom chất thải nguy hại và xử lý
(e)  Bảo tồn đất ngập nước
(f)   Kiểm soát ô nhiễm không khí
(g)  Kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn
(h)  Kiểm soát gia súc và các động vật khác trong khu vực đô thi
(i)   Tái định cư và cải thiện khu vực
(j)   Khuyến khích nông nghiệp và miền rừng ở đô thị
(k)  Phát triển các công viên, vườn, và các không gian mở
(l)   Thúc đẩy nhận thức cộng đồng về giáo dục môi trường
(m)              Và các vấn đề khác của đô thị có thể cần thiết quan tâm
(2) Người đứng đầu của các cơ quan thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chuẩn bị và trình các báo cáo về hiện trạng môi trường của khu vực thành phố vào thời điểm khi trình ngân sách dự toán.
Kế hoạch hành động làm sạch nước hồ Simcoe của chính phủ Canada
Simcoe là hồ lớn thứ tư của tỉnh Ontario, cung cấp nước uống cho hơn 400.000 dân trong khu vực. Nằm ở phía Bắc Toronto, hồ Simcoe đóng vai trò quan trọng đối với sự thịnh vượng của nền kinh tế và sự sống của khu vực. Do dân số tăng trưởng quá nhanh, phát triển đô thị và nông nghiệp, sức khỏe hệ sinh thái hồ Simcoe đã giảm mạnh trong những năm qua. Lượng ô nhiễm phốt pho quá lớn từ nước thải đô thị, nông thôn và nông nghiệp đổ vào lưu vực gây hiện tượng tảo bùng phát. Kết quả là, hồ bị thiếu oxy, ảnh hưởng tiêu cực đến các loài cá ở tầng nước sâu, động vật hoang dã và chất lượng nước. Chính phủ liên bang Canada đưa ra Kế hoạch hành động vì nước sạch, đầu tư, điều chỉnh và thực thi pháp luật, phục hồi và giám sát các nguồn nước của Canada. Là một phần của Kế hoạch Hành động Liên bang vì Nước sạch, Cơ quan Môi trường Canada đang giúp dân cư sống quanh hồ Simcoe giữ gìn và bảo vệ hồ và phục hồi sức khỏe của hồ từ Quỹ Làm sạch hồ Simcoe trong 5 năm với tổng kinh phí 30 triệu USD. Quỹ này hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để thực hiện các dự án ưu tiên nhằm mục đích:
– Giảm lượng phốt pho đầu vào nhằm giảm tải lượng chất dinh dưỡng;
–  Phục hồi các quần thể cá và động vật hoang dã;
– Tăng cường năng lực nghiên cứu và giám sát được cho là cần thiết cho sự phục hồi hồ Simcoe và lưu vực của hồ.
quan-ly-moi-truong-do-thi-6
Nguồn quỹ này góp phần và thúc đẩy các cộng đồng trong việc hành động để giải quyết các mối đe dọa trước mắt và lâu dài đối với sức khỏe hệ sinh thái hồ Simcoe. Trong năm đầu tiên, cứ mỗi đô la của Quỹ, có bốn đô la đóng góp bởi các đối tác dự án. Ngoài việc hỗ trợ các kỹ thuật, công nghệ và giải pháp tiên tiến, Quỹ hỗ trợ các hoạt động, nghiên cứu và dự án thử nghiệm và ứng dụng để đạt được những cải thiện xác định:
– Giảm các nguồn phốt pho đầu vào từ các nguồn nông thôn và đô thị (ví dụ, nâng cấp nông trại và các chương trình hệ thống tự hoại);
– Khôi phục môi trường sống của cá và sức khỏe hệ sinh thái thủy sinh (ví dụ, tạo các đới bờ tự nhiên, phục hồi các dòng chảy);
– Kiểm soát các nguồn điểm ô nhiễm như tạo thêm các ao thu nước mưa;
– Thực hiện nghiên cứu và giám sát để nâng cao kiến thức khoa học của cộng đồng về hồ để đưa ra các quyết định tốt hơn.
quan-ly-moi-truong-do-thi-1
Thành phần tham gia gồm có:
–  Cá nhân là các chủ sở hữu đất ở nông thôn và thành thị có các hoạt động trồng cây, dựng hàng rào và duy trì các đới bờ tự nhiên hỗ trợ việc bảo vệ sức khỏe hồ,
– Công nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân và nông dân, thực hiện các chương trình cải thiện đới bờ, giám sát chất lượng nước ngầm, đưa chăn nuôi ra xa các dòng nước, nâng cấp các cơ sở chứa phân bón và áp dụng các thực hành quản lý tốt nhất để giảm thiểu dòng chảy và cải thiện chất lượng nước mưa đi vào nước mặt và nước ngầm,
– Tổ chức phi chính phủ như Cơ quan Bảo tồn Couchiching, Cơ quan Giáo dục Trẻ em vì Môi trường sống của Rùa, Liên đoàn Câu cá và Săn bắn Ontario, Liên đoàn Nông nghiệp Ontario, Hội Thể thao hồ Simcoe, Trung tâm Sinh thái Windfall, và Hội Phụ nữ Bảo tồn Hồ đưa ra các chương trình cam kết với cộng đồng trong các dự án không có khả năng phục hồi.
– Tổ chức giáo dục như Đại học Trent và Đại học Guelph bắt đầu các chương trình nghiên cứu và giám sát, học sinh các trường trung học thực hiện
các dự án khôi phục hồ, đã cung cấp các cơ hội giáo dục để nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về lưu vực hồ Simcoe.
– Chính quyền thành phố như Thành phố York, thị trấn Georgina và thành phố Orillia, tập trung thu gom và xử lý nước mưa và nước thải, bảo vệ đới bờ và các khu vực môi trường nhạy cảm. Chính quyền thành phố cũng cung cấp các diễn đàn và cơ hội cho các nhóm cộng đồng địa phương tích cực trong các sáng kiến quản lý.
– Cơ quan Bảo tồn Khu vực hồ Simcoe đã làm việc với nhiều tổ chức địa phương để xây dựng quan hệ đối tác mới và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án dựa vào cộng đồng, tập trung vào việc trả lại trạng thái tự nhiên cho các đới bờ, khôi phục dòng chảy, quản lý đất tư nhân, lưu giữ và dẫn nước mưa cũng như các chương trình nghiên cứu và giám sát.
– Cơ quan Chính phủ như Bộ Nông nghiệp, Bộ Lương thực và Nông thôn và Bộ Tài nguyên Thiên nhiên bắt đầu tập trung nghiên cứu vào việc cải thiện quản lý phốt pho trên đất của tư nhân và các thực hành nông nghiệp hiệu quả thông qua các thực hành quản lý tiên tiến nhất.
 Một số thành tựu của Quỹ năm 2008-2009
quan-ly-moi-truong-do-thi-11
Đối với Nguồn không điểm và Môi trường sống của cá:
– 114,53 kg phốt pho được chuyển hướng sử dụng hoặc giảm mỗi năm
– 7.276 cây bản địa và cây bụi được trồng
– 25.385 m2 và 4,25 km bờ được ổn định và bảo vệ
– 402 ha đất ngập nước và hệ sinh thái thủy sinh được bổ sung, phục hồi
– 6,308 km hàng rào được xây dựng để ngăn sự tiếp xúc của vật nuôi với nước mặt
Đối với nguồn điểm
– 3 ao chứa nước mưa được xây dựng thêm
– 1 cơ sở chứa nước mưa được nâng cấp thành vùng đất ngập nước để tăng cường kiểm soát chất lượng nước
– 600 hộ gia đình được lắp đặt thiết bị chắn nước mưa
– 15.000 bộ tài liệu giáo dục về giảm tải lượng chất dinh dưỡng trong nước thải sinh hoạt được phân phát
– 1 hệ thống giám sát được tăng cường để phân tích dòng phốt pho trong nước mặt và nước ngầm để tối đa hóa sự đồng hóa phốt pho
– 1 nghiên cứu khả thi xác định các nguồn chính mang chất dinh dưỡng vào nước thải vệ sinh, thay đổi cách thức vận hành nhằm tăng cường sự loại bỏ chất dinh dưỡng.
– 1 chiến lược quản lý nước mưa kết hợp các công nghệ có tính kinh tế để ứng dụng cho lĩnh vực cụ thể bao gồm khai thác và cải tạo hệ thống xử lý nước thải và nước mưa
Đối với nghiên cứu và giám sát
– 3 địa điểm giám sát được đặt tại 3 trang trại trồng cỏ để đo dòng chảy và sự giảm phốt pho trên đường ống.
– Sự biến đổi về tính chất hóa học của trầm tích và cộng đồng sinh vật được giám sát suốt mùa đông ở hồ Simcoe.
– Sự biến thiên lượng mưa và tỷ lệ phát thải bụi tiềm ẩn từ các mục đích sử dụng đất khác nhau xung quanh hồ đã được xác định để xây dựng một bản đồ về sự xói mòn do gió đối với hồ Simcoe
– Một chương trình giám sát gần bờ tập trung vào các khía cạnh:
• 4 yếu tố tăng trưởng quan trọng của thực vật (độ sâu/ ánh sáng, chất nền, tải lượng phốt pho và vùng lưu vực);
• Cộng đồng sinh vật đáy;
• Các thông số chất lượng nước cho các mục tiêu phục hồi;
• Trầm tích.
– 8.656 cơ hội thực hành quản lý tốt nhất được xác định trong lưu vực hồ Simcoe.
– Một trang web cộng đồng được thiết lập để thúc đẩy thành quả và thành công của dự án Quỹ Làm sạch hồ Simcoe.
Hà Nội trong cơn gió mênh mang và sự bình yên đến tĩnh lặng của mặt nước Hồ Gươm xanh ngắt một màu xanh huyền thoại thật đẹp và nên thơ. Tưởng chừng như chỉ một chiếc lá vàng rơi sự bình yên cũng sẽ vỡ òa ra dưới mặt đất khiến cho biết bao người phải ngẩn ngơ tiếc nuối về vẻ đẹp của một buổi bình minh đang lên trên những nóc nhà, góc phố…
 
Khi những tia nắng ban mai bắt đầu lấp ló trên những mái nhà, trên cành cây ngọn cỏ, Hà Nội chợt bừng lên với những âm thanh và cảnh sắc của một ngày mới. Những mái ngói rêu phong, những bức tường lổ loang màu gạch cũ, những hè phố lô nhô còn thấm ướt sương đêm như hiện dần ra qua màn sương sớm đang lan tỏa trên phố phường.
quan-ly-moi-truong-do-thi-12

Tập thể dục buổi sáng là thói quen của người những người cao tuổi

 
Hà Nội, thành phố ở trong sông, nơi có con sông Hồng nghìn năm cuộn trào sóng đỏ để phù sa bồi đắp nên những ruộng vườn bờ thửa tạo nên nền văn minh lúa nước sông Hồng. Hà Nội phố xá đông vui nhưng cũng không kém phần cổ kính. Đây Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Đào. Kia Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Đường, Hàng Lược… Ngược lên phía bờ đê Yên Phụ, đi xuôi ra mạn Quảng Bá, Nghi Tàm, đứng ở đó hướng mặt ra phía bờ sông Hồng lộng gió để tận hưởng cái không khí mát mẻ của buổi trưa hè và nghe trong hơi gió lùa có vị ngọt của phù sa.
Ta cũng thấy đẹp đến nao lòng vì những bờ ngô, bãi lúa; dáng hiên ngang tựa thế rồng bay vắt mình qua dòng sông của cây cầu Long Biên.
Hà Nội xưa và nay như hoà vào nhau làm một trong từng đường nét kiến trúc, không gian. Nghệ thuật kiến trúc ở đây là sự giao hòa giữa cái cũ và cái mới, giữa cái truyền thống và cái hiện đại. Ngày nay, người ta vẫn thấy ở đây những mái ngói thâm nâu mang dáng dấp thuần Việt nằm bên cạnh sự hào hoa lộng lẫy của những tòa nhà mang đường lối kiến trúc phương Tây có từ thế kỷ trước. Bên cạnh đó, những chung cư cao tầng, những tòa cao ốc sang trọng mang dấu ấn của thời kỳ hiện đại đang nhanh chóng mọc lên tạo nên hình ảnh về một Hà Nội trẻ trung tràn đầy sức sống.
quan-ly-moi-truong-do-thi-13

Xích lô dạo phố

 
Và Hà Nội càng lạ kỳ hơn khi người ta chợt bắt gặp giữa không gian của một thành phố ồn ào của thời kỳ hiện đại thấp thoáng những ngõ phố bình yên, những ngôi làng xưa cũ yên ắng như Nhật Tân, Quảng Bá, Nghi Tàm…
quan-ly-moi-truong-do-thi-14quan-ly-moi-truong-do-thi-14

Nhà cổ, nét độc đáo của Hà Nội

Người Hà Nội đã từ lâu nổi tiếng là hào hoa, thanh lịch và mến khách. Đặc biệt những cô gái Hà Nội với vẻ đẹp điển hình của người con gái xứ Bắc, làn da trắng, mái tóc đen dài, nụ cười ngời sáng, tiếng nói ngọt êm nghe chuẩn đến từng âm sắc.
quan-ly-moi-truong-do-thi-3

  Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam

Đêm. Hà Nội, gió se lạnh, thành phố lặng yên, chỉ có tiếng lá khua xào xạc, tiếng chổi tre trên hè phố… và mùi hương hoa sữa thơm nồng giữa đêm khuya. Trên hè phố, ánh sáng của những ngọn đèn đường hắt ra dìu dịu trong màn sương đêm. Mùi thơm ngào ngạt từ bát phở nóng, từ tô cháo gà bốc khói vị hành răm, từ gắp chả nướng cháy lèo xèo trên lửa nóng, từ quả ngô vàng ươm đang nướng trên ngọn than hồng… toả ra từ những quán ăn đêm.
quan-ly-moi-truong-do-thi-2

Lung linh Hồ Gươm

Bản tin Hồ Hà Nội tiếp tục nhận được nhiều hồi âm của độc giả phản ánh và cập nhật về tình trạng ao hồ hiện nay trên địa bàn Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn và mong nhận được nhiều phản ánh của các bạn.
Gửi bạn đọc Bùi Thanh Đức:
Trong Bản tin Hồ Hà Nội – số 2, có đăng chia sẻ thông tin về ao Yên Hòa ở đình Báo Ân của bạn đọc Bùi Thanh Đức.
Sau khi nhận được chia sẻ của bạn, Cán bộ Trung tâm đã đến ao Yên Hòa để tìm hiểu. Đúng là ao đã được đình Báo Ân tu sửa, xây dựng khuôn viên rất đẹp và gọn gàng như lời bạn giới thiệu. Nhưng rất tiếc, vì ao nằm ngay cạnh chợ nhỏ, nên không tránh khỏi những hộ kinh doanh quanh ao vất rác thải, đổ nước thải xuống làm giảm vẻ đẹp và trong sạch của ao. Như vậy dù có sự đầu tư cải tạo nhưng nếu không có sự cùng hợp tác, góp sức của người dân thì việc các ao, hồ nhanh chóng quay trở lại với hiện trạng ô nhiễm là vô cùng dễ dàng.
Bản thân những người làm chương trình rất mong người dân hợp tác trong việc cùng bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp của các ao, hồ – cũng chính là môi trường sống của mọi người.

quan-ly-moi-truong-do-thi-7

Ao Yên Hòa sau khi cải tạo

  quan-ly-moi-truong-do-thi-4 quan-ly-moi-truong-do-thi-5

Góc ao phía có chợ và không có chợ

 
Cô Nguyễn Thị Lan Phương – Hội phụ nữ Phường Ngọc Khánh đóng góp ý kiến:
 
Hồ Ngọc Khánh là một không gian đẹp, có rất nhiều người dân đến Hồ Ngọc Khánh để tập thể dục các buổi sáng và chiều tối, là địa điểm thăm quan của nhiều du khách trong nước và nước ngoài trong các dịp lễ tết. Nhưng do sự phát triển của Đô thị hóa quá nhanh, do quy hoạch, xây dựng đã không tính đến tác hại của việc để nước thải sinh hoạt của dân trực tiếp ra hồ, cộng thêm người dân sinh sống, kinh doanh và thăm quan quanh hồ không có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nên dẫn đến nước hồ bị ô nhiễm, đường dạo bộ quanh hồ có nhiều rác thải làm mất mỹ quan.
Năm 2011, UBND phường Ngọc Khánh đã xin được dự án cải tạo hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt của các hộ dân quanh hồ đi theo hệ thống thoát nước thải của Thành phố vào quý II năm 2012, vì vậy hồ chỉ còn chức năng điều hòa nước mưa.
quan-ly-moi-truong-do-thi-8

Thư thái tập thể dục bên Hồ

Bạn đọc Trần Chung chungt.hn@gmail.com
Sau khi đọc các Bản tin hàng tháng về Hồ Hà Nội, tôi xin có một ý kiến nhỏ về nội dung của bản tin là ngoài những thông tin cập nhật về tình trạng và thông tin nghiên cứu về hồ, thì có thể bổ xung thêm lịch sử hình thành hoặc các câu chuyện lịch sử liên quan tới Hồ. Qua đó, những người yêu mến Hồ Hà Nội có thêm thông tin và quý trọng hơn những giá trị lịch sử gắn liền với các Hồ.
quan-ly-moi-truong-do-thi-9

Hoàng hôn trên Hồ Tây

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn bạn về ý kiến đóng góp đó. Rất mong các bạn đọc cùng chia sẻ thông tin về những câu chuyện lịch sử của các Hồ gửi về Trung tâm để đóng góp cho chương trình ngày càng phong phú và hấp dẫn.
quan-ly-moi-truong-do-thi-10

Góc Hồ Tây nhìn từ trên cao

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments