Ông John McConnell, người đề xướng Ngày Trái Đất, đã vận động cử hành tôn vinh Trái Đất ngày 21-03-1970. Thành phố San Francisco (có nghĩa là thành phố của Thánh Francis – thánh chủ của môi trường) đã hưởng ứng, công bố ngày 21-03-1970 là Ngày Trái Đất, và sau đó Tổng thư ký Liên hiệp quốc U Thant đã công bố đó là ngày quốc tế Trái Đất. Đó là ngày mùa đông chấm dứt chuyển sang xuân, cây cối nẩy chồi ra lá mới. Nhưng sau này một bộ phận đông đảo những nhóm hàng năm cử hành Ngày Trái Đất tin tưởng sau ngày Chúa Phục sinh mới thật sự là Ngày Trái Đất, và họ cử hành vào ngày 22 tháng 04 hàng năm.
Liên Hiệp Quốc lấy hình quả đất chụp từ mặt trăng để làm biểu tượng Ngày Trái Đất, với ý nghĩa “chúng ta là chủ nhân tương lai của quả đất” – nếu chúng ta không chăm sóc quả đất nơi ta đang sinh sống, không kiểm tra những khai thác tài nguyên cạn kiệt, những hành động làm tổn hại môi trường để có ý thức bảo vệ môi trường, thì chúng ta sẽ làm nguy cơ cho tương lai con cháu của chúng ta và con cháu của con cháu chúng ta.
Nhiều quốc gia đã phát động những phong trào bảo vệ môi trường. Những hoạt động sôi nổi nhất đã diễn ra tại Mỹ. Các TP lớn như Washington, New York, Dallas, Las Vegas đã tổ chức những buổi hòa nhạc xanh, kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường. Những sinh viên, học sinh tại Mỹ tham gia trồng cây, dọn sạch rác, vận động cho một môi trường sạch trong khuôn viên trường học, công viên. Những công nhân, viên chức, doanh nhân đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi bảo vệ môi trường trong Ngày Trái Đất bằng việc đi xe đạp thay cho xe hơi.
Tại châu Á, 26 tổ chức môi trường của Nepal đã phát động 6 tuần chiến dịch môi trường xanh, từ ngày 22-4 đến 5-6, nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Những người dân Nepal sẽ hạn chế đi xe máy, xe hơi trong 6 tuần lễ, thay vào đó là đi xe đạp, dọn sạch rác trong môi trường sống, làm việc, học tập và trồng cây xanh.
Tại châu Âu, nhiều tổ chức bảo vệ môi trường ở các nước Ireland, Anh, Thụy Sĩ, Na Uy đã kêu gọi mọi người dân tham gia trồng cây, giảm sử dụng điện, khí đốt trong ngày này.
Vấn đề bảo vệ môi trường đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trên thế giới. Theo thống kê của LHQ, ô nhiễm môi trường do khí thải độc hại, rác thải, do lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng từ việc Trái đất ấm dần lên là nguyên nhân khiến 2 triệu người chết mỗi năm.
Dự báo trong 50 năm tới, nếu các quốc gia phát triển và đang phát triển không thống nhất trong việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ Trái đất sẽ tăng lên 4,50C, lũ lụt, hạn hán sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
Từ Nam Cực…
Đến Bắc Cực…
Từ Đại Dương…
Đến Rừng Sâu…
Đều không phải nhà riêng của con người để ta có quyền muốn làm gì thì làm…
Chúng ta phải sống…chung…với muôn loài !
Hãy làm những gì có thể để trái đất của chúng ta tiếp tục…
Những hoạt động hưởng ứng Ngày Trái Đất:
Các nhà hoạt động môi trường tại Makassar, Indonesia kỷ niệm Ngày Trái đất bằng buổi trình diễn kêu gọi bảo vệ cây cối trên trái đất – Ảnh: Chindaily
Tại Angono, thuộc tỉnh Rizal của Philippines, các nhà hoạt động môi trường thuộc tổ chức Hòa bình xanh cắm biển cảnh báo tình trạng xả rác gây ô nhiễm nguồn nước. Tổ chức này kêu gọi chính phủ Philippines thi hành nghiêm ngặt luật rác thải để bảo vệ nguồn nước – Ảnh: Chindaily
Một phụ nữ đang nhìn ra cửa sổ căn nhà cô đang sống dọc một con sông bị ô nhiễm nặng ở Pasay City, Metro Manila (Philippines) – Ảnh: Reuters
Dù đã có Ngày Trái đất, môi trường vẫn không ngừng kêu cứu. Trong ảnh là các công nhân đang phá đá ở ngoại ô Hyderabad, Ấn Độ ngày 21-4 – Ảnh: AP
Hình ảnh quả địa cầu gần sân khấu buổi hòa nhạc Green Apple Festival nhân Ngày Trái đất ở National Mall, Washington (Mỹ) – Ảnh: Reuters
Các nhà hoạt động môi trường Mỹ, Philippines và Canada với thông điệp “Cứu lấy Trái đất, hãy ăn chay”.
Cùng với các hoạt động kỷ niệm ngày Earth Day ở khắp các nơi trên thế giới, tại Hà Nội rất nhiều thanh niên, các tình nghiện viên, người dân, cùng với bạn bè quốc tế, các tổ chức, và nhà nước đã chung tay bảo vệ môi trường và Hồ Hà Nội. Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng kết hợp với Tổng Cục Môi trường, Đại Sứ quán Mỹ, phường Ngọc Khánh đã tổ chức một ngày Earth Day bên hồ Ngọc Khánh với rất nhiều hoạt động ý nghĩa và huy động được sự tham gia nhiệt tình của cộng đồng.
Tiết mục biểu diễn của câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời
Đội văn nghệ phường Ngọc Khánh biểu diễn văn nghệ
Tiết mục hát chèo của hội phụ nữ Phường
Sau đó là Phát động phong trào toàn dân tham gia Bảo vệ môi trường và An toàn giao thông nhằm hưởng ứng Ngày Trái đất 2012 và Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu – Bài phát biểu của đại diện phường Ngọc Khánh
Đại diện Tổng Cục Môi trường là ông Nguyễn Dương Tùng, Bà Nguyễn Ngọc Lý Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng, và ngài Đại sứ Mỹ David Bruce Shear đã có bài phát biểu ủng hộ ngày Earth Day 22-4
Giám đốc Trung tâm đọc bài phát biểu tại sự kiện
Những hoạt động cụ thể
Hoạt động cụ thể 1: Thu gom, vớt rác trong lòng hồ, khuôn viên hồ Ngọc Khánh và đường Phạm Huy Thông
Hội phụ nữ và hôi thanh niên phường Ngọc Khánh quyét hành lang bờ và vớt rác trên mặt hồ
Cán bộ trung tâm CECR quyét sơn gốc cây và nhặt rác ven hồ
Nhân viên đại sứ quán Mỹ chăm chỉ nhặt từng mảnh rác nhỏ ven bờ
Hoạt động cụ thể 2: Trồng cây trên đoạn đường Xanh – Sạch – Đẹp – Nở hoa do Hội phụ nữ Ngọc Khánh đề xuất và tự quản có sự tham gia của Lãnh đạo Tổng cục Môi trường, Ngài Đại sứ Mỹ và Lãnh đạo VUSTA
Hoạt động cụ thể 3: Quét vôi các gốc cây xung quanh hồ Ngọc Khánh
Hoạt động cụ thể 4: Các NGO, Nhóm 350 Việt Nam (hoạt động GREEN EXCHANGE đổi giấy vụn, nhựa, quần áo giầy dép cũ lấy cây, đổi túi nilon đã qua sử dụng lấy đồ trang trí bằng nilon; hoạt động GREEN TALK tuyên truyền về Biến đổi khí hậu, Ô nhiễm môi trường và Giải pháp Xanh), các công ty, các hộ kinh doanh xung quanh hồ thực hiện các sáng kiến hưởng ứng ngày Trái đất.
Ông David Bruce Shear đã tham gia trồng cây ở hồ Ngọc Khánh, Hà Nội, để hưởng ứng Ngày Trái đất 22-4-2012.
Đại sứ Shear lắng nghe các bài phát biểu trong lễ phát động Ngày Trái đất 2012. Ông cho biết dù mới chỉ tới Hà Nội 9 tháng nhưng ông hiểu rõ những đặc trưng của thủ đô, trong đó có các hồ nước – những lá phổi xanh.
Sau lễ phát động, đại sứ Shear cùng tham gia trồng cây xanh ven hồ Ngọc Khánh với Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường Việt Nam, Hoàng Dương Tùng và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cộng đồng và Môi trường (CECR), Nguyễn Ngọc Lý.
Tham gia hoạt động trồng cây và làm sạch môi trường quanh hồ Ngọc Khánh còn có các thành viên của hội thanh niên và hội phụ nữ phường Ngọc Khánh.
Đại sứ Mỹ đỡ một cây liễu được trồng mới ven hồ Ngọc Khánh.
Ông Shear dùng xẻng xúc đất vun gốc cây liễu…
… rồi tưới nước cây liễu được trồng ven hồ.