Các ý kiến tham luận đều nhấn mạnh tầm quan trọng của cộng đồng trong việc thực hiện hạn chế phát thải chất thải rắn. Cụ thể, đối với các dự án ưu tiên như: Thí điểm phân loại rác thải tại nguồn, người dân là chủ thể; sản xuất phân hữu cơ tại cộng đồng; hạn chế sử dụng túi nilon, tái chế sử dụng sản phẩm nhựa…Bên cạnh các hoạt động tuyên truyền bài bản đến người dân, chính quyền xác định người dân phải là chủ thể cho hoạt động. Vì vậy, các dự án tập trung thúc đẩy tạo ra văn hóa bảo vệ môi trường. Trong đó, rác thải tài nguyên phải được tái chế, rác thải hữu cơ thì có thể làm mô hình ủ phân composite thay đổi hành vi sử dụng túi nilon.
Toàn cảnh hội thảo.
Phân loại, thu gom rác thải tại nguồn dựa vào cộng đồng là giải pháp để quản lý rác thải đô thị bền vững.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (ADB), Việt Nam là một trong số những quốc gia có lượng phát sinh chất thải rắn cao (chiếm 16% tổng lượng chất thải rắn của thế giới). Tại TP Đà Nẵng, vào mùa cao điểm du lịch, sau mỗi ngày bãi biển trở thành “bãi rác”, lực lượng thu gom rác của thành phố phải tiến hành thu gom rác từ lúc giữa đêm. Hiện nay, trên 80% rạn san hô của thành phố Đà Nẵng đang ở tình trạng rất xấu, rác thải là một trong những nguyên nhân chính được xác định gây nguy hại cho rạn san hô. Tin, ảnh: KIM NGÂN