08 SÁNG KIẾN XUẤT SẮC CỦA QUỸ TÀI TRỢ NHỎ VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ BẢO TỒN NGUỒN NƯỚC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Vào ngày 02 tháng 06 năm 2021, thông qua chương trình đào tạo trực tuyến “Tăng cường Năng lực về Giới và Biến đổi Khí hậu” được tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR), Quỹ Tài trợ nhỏ về Bình đẳng Giới và Bảo tồn Nguồn nước Thích ứng với Biến đổi Khí hậu chính thức ra mắt dưới sự tài trợ từ UN Women và Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR). Hưởng ứng lời kêu gọi từ nhà tài trợ và cơ quan điều phối, đại diện các tổ chức đã gửi nhiều sáng kiến của mình về Ban Điều phối các sáng kiến của CECR.

Sau một thời gian đánh giá các sáng kiến được gửi đến, Ban Điều phối đã chọn ra 08 sáng kiến xuất sắc nhất đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau trên cả nước. Thời điểm quý 4 năm 2021 vừa qua là thời điểm đặc biệt khó khăn bởi đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh, việc tiếp cận và triển khai các hoạt động cộng đồng tại địa phương gặp nhiều cản trở. Tuy nhiên, vượt qua những thách thức của ngoại cảnh, 08 sáng kiến của Quỹ Tài trợ nhỏ về Bình đẳng Giới và Bảo tồn Nguồn nước Thích ứng với Biến đổi Khí hậu đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu đề ra và được người dân cũng như chính quyền địa phương đánh giá cao. Dưới đây là nội dung chính và kết quả nổi bật của 08 sáng kiến:

Sáng kiến 01: Tăng cường năng lực phụ nữ nông thôn ven biển huyện Diễn Châu, Nghệ An tiếp cận các nguồn vốn đầu tư phát triển sinh kế do Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái (ECODE) thực hiện tại huyện Diễn Châu, tình Nghệ An.

Sáng kiến 02: Chuyển giao công nghệ lọc nước sạch cho phụ nữ và thúc đẩy chia sẻ việc nhà của nam giới trong hộ gia đình do Nhóm Sáng tạo Khởi nghiệp tỉnh Bến Tre (nhóm STT) thực hiện tại 4 ấp thuộc xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

Sáng kiến 03: Mô hình phụ nữ tiên phong tham gia giám sát ô nhiễm nước mặt trên địa bàn phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm do Trung tâm Môi trường và Phát triển Cộng đồng (CECoD) thực hiện tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Sáng kiến 04: Tăng cường sự tham gia của nam và nữ trong quá trình ra quyết định đầu tư phát triển sản xuất ứng dụng mô hình trồng khoai tây thích ứng với biến đổi khí hậu do Trung tâm Tư vấn, ứng dụng, phát triển khoa học Nông nghiệp và Môi trường (KCT) thực hiện tại xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Sáng kiến 05: Xây dựng mô hình thí điểm Tổ liên gia – Hộ dân – Hợp tác xã môi trường phối hợp phân loại, thu gom và xử lý rác thải tại nguồn do Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn lực nông thôn thực hiện tại thôn Vĩnh Gia, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Sáng kiến 06: Hỗ trợ thực hiện buổi văn nghệ truyền thông tại cộng đồng về chủ đề “Phụ nữ tham gia bảo vệ nguồn nước và ứng phó với biến đổi khí hậu” do Trung tâm phát triển khoa học – công nghệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Yên Bái (YENBAI CDSH) thực hiện tại xã Hưng Khánh, huyện Trần Yên, tình Yên Bái.

Sáng kiến 07: Thành lập và trang bị, nâng cao năng lực cho đội quản lý rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu tại các thôn thuộc huyện Hòa Vang có lồng ghép yếu tố giới do Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) thực hiện tại xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.

Sáng kiến 08: Nâng cao nhận thức cho đồng bào Vân Kiều tại hai xã huyện Hướng Hòa, Quảng Trị về Bình đẳng giới và Biến đổi Khí hậu trong sản xuất nông nghiệp do Trung tâm Phát triển cộng đồng bền vững (SCODE) thực hiện tại xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh và xã Gio Hải, xã Trung Sơn thuộc huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) và xã Tân Minh, xã Mường Chiềng thuộc huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

Tổng số người hưởng lợi từ các hoạt động của 08 là khoảng 6036 người và 3450 hộ dân, trong đó có 957 người hưởng lợi trực tiếp (ước tính có 69% nữ và 31% nam).

Nguồn: CECR

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments