CLEVELAND VÀ VỤ CHÁY SÔNG CUYAHOGA

Với gần 3 triệu dân thành phố lớn Cleveland (500000 dân) và vùng phụ cận là đại đô thị lớn nhất Ohio nằm ở trên bờ hồ Erie và ở hai bờ con sông Cuyahoga. Khởi đầu Cleveland phát triển mạnh nhờ công nghiệp luyện thép, hóa chất và cơ khí vì nằm ở giữa vùng sản xuất than đá phía Đông và các mỏ sắt từ phía Bắc Minnesota đem xuống, có hải cảng làm xưởng lọc dầu.

Nhà tỷ phú Rockefeller nhận thấy địa thế thuận lợi của Cleveland nên ông đã bỏ tiền ra xây cất nhiều nhà máy lọc dàu chế biến dàu thô nhập từ Nam Mỹ và Texas.

Nhưng vì công nghiệp phát triển quá mau và quá mạnh nên các chất phế thải ở các nhà máy trên sông Cuyahoga đổ vào hồ Erie quá nhiều khiến hồ này được coi là bị ô nhiễm nhất nước Mỹ (người dân ở Ohio thường gọi là “Hồ chết”). Nước uống bị nhiễm độc và chính quyền tiểu bang phải tốn rất nhiều công sức mới phục hồi trở lại. Hậu quả tồi tệ nhất của sự ô nhiễm công nghiệp tại đây là vụ cháy sông Cuyahoga xảy ra vào ngày 22 tháng 6 năm 1969.

Đám cháy chỉ kéo dài 30 phút nhưng đã thiêu rụi mọi thứ trên mặt sông và các công trình hai bên bờ sông. Vụ cháy đã gây tác động lớn đến toàn bộ dân chúng và làm cho nước Mỹ phải thức tỉnh trước tai họa của nạn công nghiệp hóa quá mức sẽ đưa đến sự hủy diệt môi trường sống.

Một loạt các cuộc vận động đã diễn ra nhằm cải tạo và làm sạch môi trường trong khu vực, nhất là trên mặt nước sông Cuyahoga và hồ Erie. Sau sự kiện này, chính quyền tiểu bang Ohio đã gây sức ép buộc Quốc hội Mỹ phải ban hành Đạo luật nước sạch (Clean Water Act) nhằm bảo vệ các con sông và hồ nước trước thảm hỏa ô nhiễm công nghiệp.

Nguồn: Bộ học liệu Bảo tồn nguồn nước – Áp dụng cho khối Trung học cơ sở, Cleveland và vụ cháy sông Cuyahoga https://daihocpccc.edu.vn/2019/11/12/934-revision-1317/

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments