DỰ ÁN “ĐẠI DƯƠNG KHÔNG NHỰA” – 3 NĂM NHÌN LẠI

Dự án “Đại dương không nhựa: Chương trình thu gom, phân loại và tái chế rác thải nhựa vì một cộng đồng khoẻ mạnh và thành phố xanh” được triển khai từ tháng 10/2017 đến tháng 4/2019 tại TP. Đà Nẵng do Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) triển khai và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ. Mục tiêu tổng thể của Dự án nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi thực hành tái chế rác thải sinh hoạt, giữ biển không bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa thông qua thúc đẩy chương trình tái chế rác thải dựa vào cộng đồng một cách có hiệu quả. Dự án được thực hiện tại hai quận Sơn Trà và Thanh Khê trên cơ sở hợp tác với các cơ quan quản lý môi trường quận, các Chi hội phụ nữ phường, các trường đại học trên địa bàn, triển khai các lớp tập huấn cộng đồng thu hút sự tham gia của mọi người dân.

Dự án “Đại dương không nhựa” khép lại với nhiều kết quả hết sức tốt đẹp. Qua gần 20 tháng triển khai dự án, đã có 160 chương trình tập huấn, truyền thông được tổ chức; 138,840 người dân tiếp cận với thông tin và nâng cao nhận thức kiến thức liên quan đến ô nhiễm rác thải nhựa, 77 tàu ký cam kết không vứt rác xuống biển; 169 sáng kiến/mô hình; hơn 21.000 hộ gia đình thực hiện phân loại, thu gom được 7,690 kg nhựa; 192,639 lon kim loại; 14,127 kg giấy bìa; 4,045 kg rác tài nguyên khác, gây quỹ 94 triệu đồng, góp phần giảm thiểu áp lực xử lý rác thải của thành phố và nâng cao ý thức của cộng đồng. Cách thức triển khai và bài học từ Dự án đã được đối tác địa phương tại Đà Nẵng đánh giá rất cao.

Các kết quả và bài học của Dự án đã được CECR tập hợp thành tài liệu và chia sẻ trong hội nghị Tổng kết dự án Đại dương không nhựa tại Đà Nẵng đồng thời chia sẻ các kết quả và thực hành tốt với các tỉnh ven biển miền Trung ngày 18/05/2019. Có thể nói những cách làm hay mang lại kết quả khả quan của dự án “Đại dương không nhựa” tại Đà Nẵng đang mở ra những kinh nghiệm để các tỉnh, thành ven biển miền Trung có thêm giải pháp, cách huy động cộng đồng và cách thực hiện phân loại và quản lý rác theo chuỗi. Rất nhiều mô hình quản lý kinh tế theo chuỗi giá trị do dự án hỗ trợ đã được địa phương duy trì và nhân rộng điển hình như mô hình phân loại rác thải tại nguồn của Hội Phụ nữ phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng (xem chi tiết về mô hình tại link:https://www.facebook.com/100015160219351/posts/1385313215317339/?d=n)

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments