Nền kinh tế tuần hoàn với nền kinh tế tuyến tính

Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra một mô hình tuyến tính để sản xuất sản phẩm nhanh chóng và hiệu quả, bất kể các hậu quả về môi trường. Trước đây, các nhà sản xuất thường sử dụng các nguồn tài nguyên không bền vững, sản xuất hàng hóa và xử lý rác thải theo cách có hại cho môi trường.

Nền kinh tế tuyến tính dựa trên một quy trình tuyến tính hay đi theo một đường thẳng (tài nguyên vật liệu sẽ đi thẳng từ khai thác đến sử dụng và sau đó là thải bỏ và kết thúc vòng đời, không đi theo vòng tuần hoàn hay có sự tái sử dụng lại). Thông thường, quy trình tuyến tính sẽ được tối ưu hóa để làm cho nó hiệu quả nhất có thể (năng suất cao, chi phí sản xuất thấp hơn dựa trên sự sẵn có của nguyên liệu đầu vào khác nhau với chi phí tương đối thấp). 

Quy trình này dựa trên mô hình “khai thác – sản xuất – tiêu thụ – thải bỏ” và bao gồm một loạt các bước: khai thác tài nguyên, sản xuất, phân phối, tiêu thụ và thải bỏ sản phẩm ở cuối vòng đời của chúng Như vậy, một mô hình kinh tế tuyến tính bắt đầu bằng việc khai thác và kết thúc bằng việc thải bỏ sản phẩm khi hết vòng đời. Tài nguyên được khai thác, xử lý bằng năng lượng và nhân công, và được bán dưới dạng hàng hóa – với kỳ vọng rằng khách hàng sẽ loại bỏ những hàng hóa đó và mua thêm hàng hóa mới. 

Trong khi đó, kinh tế tuần hoàn là một mô hình thay thế, với giả định dòng nguyên liệu thô được duy trì vô tận và vòng đời sản phẩm được kéo dài, đồng thời kết hợp nguyên tắc “giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế” thay vì nguyên tắc hình “khai thác – sử dụng – thải bỏ”. Trong nền kinh tế tuần hoàn, các sản phẩm được thiết kế để đảm bảo độ bền, khả năng nâng cấp, khả năng sửa chữa và tái sử dụng, nhằm tận dụng toàn bộ các vật liệu mà chúng được tạo ra sau khi chúng kết thúc tuổi thọ. 

Nguồn: Bô học liệu “Thế hệ tương lai và nền kinh tế tuần hoàn” 

 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments