Bản tin 6: Làm sạch Hồ và Xử lý nước Hồ theo cách tiếp cận Hệ sinh thái

Chương trình tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường địa phương tại Hà Nội.
Ngày 5 và 6 tháng 1 năm 2011, tại trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương, Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng đã tổ chức chương trình tập huấn: “Nâng cao năng lực cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường địa phương tại Hà Nội”. Chương trình tập huấn xây dựng năng lực cho các nhóm cộng đồng, trước hết ưu tiên cho các Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh và các tổ chức trực tiếp tham gia bảo vệ Hồ Hà Nội. Mục tiêu của chương trình tập huấn này nhằm nâng cao năng lực cho cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường hồ, xây dựng kế hoạch, đóng góp sáng kiến bảo vệ môi trường gắn với hệ sinh thái hồ và đô thị.

 lam-sach-ho-va-su-ly-nuoc-ho-10

Chương trình tập huấn đã thu hút được sự tham gia của hơn 50 hội viên hội cựu chiến binh thành phố, hội phụ nữ thành phố, các cán bộ hội phụ nữ phường Hoàng Liệt, Láng Hạ, Ngọc Khánh, Quảng An, Hoàng Mai, cán bộ của Cục cảnh sát môi trường, cán bộ Trường phụ nữ Trung Ương và một số chuyên gia truyền thông của mạng lưới những người yêu Hồ Hà Nội.

  lam-sach-ho-va-su-ly-nuoc-ho-0

Hình ảnh: Ý kiến đóng góp của hội viên hội cựu chiến binh thành phố

Trong phần khai mạc, bà Lê Thanh Thủy, đại diện của Chi cục Môi trường Hà Nội đã phát biểu nêu rõ Hà Nội coi sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường là một cách tiếp cận chiến lược và các chương trình tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng đóng vai trò then chốt giúp cộng đồng phát huy sáng kiến địa phương.

lam-sach-ho-va-su-ly-nuoc-ho-18

Hình ảnh: Bài phát biểu về vai trò của cộng đồng trong bảo vệ môi trường thủ đô của bà Lê Thanh Thủy – Chi cục Môi trường Hà Nội

Trung tá Cục cảnh sát môi trường thành phố Hà Nội Phí Quang Lạng phát biểu ủng hộ cách tiếp cận cộng đồng và coi sự hợp tác của cộng đồng với các cơ quan chức năng sẽ nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường hiện nay.
lam-sach-ho-va-su-ly-nuoc-ho-2

Hình ảnh: Đồng chí Phí Quang Lạng phát biểu ủng hộ buổi tập huấn

 Chương trình chia làm hai phần. Phần 1 tập trung vào một số đề tài chính như Truyền thông môi trường trong cộng đồng, Biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường cộng đồng, Sinh thái Hồ Hà Nội, Các biện pháp xử lý nước Hồ Hà Nội.
Phần 2 tập trung vào công tác xây dựng kế hoạch môi trường địa phương và tập huấn trực tiếp các xây dựng hoạt động cụ thể. Các cuộc thảo luận tập trung phân tích những cơ hội cũng như các thách thức hiện nay tại địa phương. Cuối hội thảo, có 11 tham luận báo cáo và đề xuất các sáng kiến cụ thể để thực hiện trong 6 tháng tới tại các địa phương. Hội thảo cũng giành thời gian xác định các công việc tiếp theo cần làm.
Chương trình có được sự đóng góp về mặt chuyên môn, hỗ trợ kiến thức của các chuyên gia môi trường đến từ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Quốc gia và các nơi khác. Một mạng lưới nhỏ đã được hình thành giữa các thành viên của chương trình.
lam-sach-ho-va-su-ly-nuoc-ho-3

Hình ảnh: Bài giảng về xử lý làm sạch nước hồ theo hướng tiếp cận hệ sinh thái hiện nay của tiến sĩ Hoàng Thu Hương – Phó trưởng bộ môn Công nghệ môi trường, Đại học Bách Khoa Hà Nội.

 
Các sáng kiến bảo vệ môi trường được cộng đồng dân cư các phường đưa ra đều cụ thể, khả thi, huy động được sự tham gia của cộng đồng.

 lam-sach-ho-va-su-ly-nuoc-ho-4

Hình ảnh: Sáng kiến của cán bộ nữ ngành cảnh sát môi trường

 Các sáng kiến bao gồm: Sáng kiến xây dựng các đoạn đường xanh, sạch, đẹp nở hoa của hội phụ nữ phường Hoàng Văn Thụ, sáng kiến làm các biển báo cấm đổ rác, cấm xả rác quanh các đoạn ao, hồ đông dân cư của hội phụ nữ phường Quảng An, hay sáng kiến xây dựng lối sống xanh ở gia đình và công sở, phát động tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, hạn chế sử dụng sản phẩm không thân thiện môi trường của cán bộ nữ ngành cảnh sát môi trường…

lam-sach-ho-va-su-ly-nuoc-ho-5 Hình ảnh: Sáng kiến của hội phụ nữ phường Quảng An

  lam-sach-ho-va-su-ly-nuoc-ho-6

Hình ảnh: Sáng kiến của hội phụ nữ phường Ngọc Khánh

 Với những sáng kiến hay, và hợp lý, đã được trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng hỗ trợ kinh phí để thực hiện trong năm 2012 tới.
Chương trình tập huấn kết thúc, thành công tốt đẹp. Đây là một trong những hoạt động nâng cao nhận thức, ý thức cho cộng đồng trong bảo vệ môi trường mà còn hỗ trợ giúp cộng đồng thực hiện những sáng kiến nhỏ, thiết thực tại khu dân cư. Trong sáu tháng tới sẽ có các hoạt động báo cáo kết quả của các hoạt động trên.

Vấn đề làm sạch nước hồ bằng phương pháp thủy sinh đã được nhắc đến nhiều trong các Bản tin  hàng tháng. Trong bản tin số 6, Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng xin trình bày rõ hơn về các phương pháp xử lý nước hồ đã được áp dụng ở Hà Nội, đặc biệt là phương pháp xử lý bằng thực vật thủy sinh, và phương pháp xử lý làm sạch nước hồ theo cách tiếp cận hệ sinh thái. Đây là nội dung bài giảng của Tiến sỹ Hoàng Thu Hương – Phó trưởng bộ môn Công nghệ Môi trường Đại học Bách Khoa Hà Nội trình bày trong buổi tập huấn ngày 5 và 6 tháng 1 năm 2012.
Hồ Hà Nội hiện nay đang gặp phải 4 vấn đề chính là diện tích bị thu hẹp đáng kể, ô nhiễm do tiếp nhận nước thải và rác thải sinh hoạt, hồ bị phì dưỡng, và tình trạng “hồ chết” không còn quần xã sinh vật có khả năng hấp thụ chất độc hòa tan trong nước và trong đáy bùn để sinh trưởng, chỉ còn lại vi sinh vật gây ô nhiễm.

lam-sach-ho-va-su-ly-nuoc-ho-7

Hình ảnh: Hồ Ba Giang và Mương Ngũ xá (đổ nước thải ra Trúc Bạch chưa qua xử lý)

 lam-sach-ho-va-su-ly-nuoc-ho-8Hình ảnh: Cá chết trắng hồ Thuyền Quang (3/2011)

 Nguyên nhân dẫn đến các tình trạng trên là do việc đổ nước thải, rác thải trực tiếp xuống ao, hồ, kinh doanh nuôi thả cá trong hồ không có sự kiểm soát về số lượng, chủng loại cá và loại thức ăn sử dụng để nuôi cá.
Trước vấn đề ô nhiễm cấp bách của các ao, hồ ở Hà Nội, đã có nhiều ao, hồ được cải tạo và xử lý để
cải thiện tình hình bằng các biện pháp công nghệ khác nhau.
Xử lý bằng công nghệ vi sinh thích ứng để cải thiện chất lượng nước: chế phẩm vi sinh phát triển từ các chủng vi sinh vật trong hồ, thiết bị trộn sục khí: Làm đầy bằng nước mưa, thường xuyên tổ chức lao động dùng vợt vải mau vớt váng tảo chết; chôn tảo xuống đất có rắc vôi bột; xử lý cơ bản được các loại tảo độc sau đó thả tiếp.
Xử dụng chế phẩm LTH – 100, Chelate đồng đề diệt tảo, bổ sung động thực vật thủy sinh… ở các hồ Văn Quán, Thủ Lệ, Đền Lừ, Thanh Nhàn.
Hồ Nghĩa Tân và Hồ Công Vien sẽ xử lý theo nguyên lý tổ hợp, kết hợp xử lý sinh học với phương pháp kết tủa để hạn chế quá trình trao đổi chất giữa lớp bùn đáy với lớp nước, và sử dụng hóa chất ức chế tảo khi cần thiết.
Xử lý bằng thực vật thủy sinh:
Một số thực vật có thể sử dụng:
(1): Lục Bình, (2): Thủy Trúc, (3): Cây rong đuôi chó, (4):  cây họ Sen, (5): Cây chuối hoa, (6): Cây rong mái chèo
Các vai trò của thực vật trong bãi lọc nhân tạo:

Các bộ phận của thực vật Vai trò trong xử lý
Những mô nổi trên mặt nước
  • Giảm ánh sáng : giảm sự phát triển của các phiêu sinh vật ;
  • Tạo cảnh quan đẹp
  • Tích tụ chất dĩnh dưỡng
Những mô chìm dưới nước
  • Có tác dụng lọc, lọc các vật thể trong dòng nước thải
  • Giảm tốc độ dòng thải : tăng tốc độ lắng đọng, giảm nguy cơ xáo trộn ;
  • Cung cấp bề mặt dính bám  cho các màng sinh học
  • Nhả khí oxy thông qua quá trình quang hợp : tăng cường quá trình phân hủy hiếu khí
  • Tiêu thụ các chất dinh dưỡng
Rễ và thân rễ trong lớp bùn
  • Gia cố bề mặt lớp bùn lắng đọng
  • Chống tắc nghẽn trong hệ thống dòng chảy đứng
  • Nhả khí oxy làm tăng cường quá trình phân hủy hiếu khí và nitrat hóa
  • Tiêu thụ chất dinh dưỡng
  • Làm phát sinh các chất kháng sinh

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

 
 
Giải pháp tổng thể:

  • Hạn chế nguồn ô nhiễm:

–          Không thải rác thải, nước thải xuống hồ
–          Có hệ thống thu gom, xử lý sơ bộ nước thải, nước mưa

  • Xử lý nước hồ

–          Nạo vét, xử lý bùn đáy
–          Xử lý nước trong hồ: Loại bỏ tảo độc, áp dụng các giải pháp sinh thái như bãi lọc để xử lý ô nhiễm dinh dưỡng trong nước hồ
–          Xử lý nước thải vào hồ: Một số hồ đóng vai trò tiêu thoát nước nên không thể hạn chế nước thải vào hồ, cần có các giải pháp xử lý nước thải phù hợp.

  • Bảo vệ cảnh quan và hệ sinh thái hồ

–          Quan trắc chất lượng nước hồ
–          Duy trì hệ sinh thái của hồ
–          Nuôi trồng thủy sản có kiểm soát
Cần có các giải pháp xã hội hóa và kêu gọi sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ cảnh quan và hệ sinh thái hồ
Sơ bộ mô hình xử lý nước hồ:
lam-sach-ho-va-su-ly-nuoc-ho-9
(1): Bể lắng xử lý sơ cấp, (2): Bãi lọc, (3): Hồ,
(4): Ống dẫn nước thải từ bể lắng vào bãi lọc, (5): Ống dẫn nước thải từ rãnh vào bể lắng,
(6): Rãnh ngầm thu nước mưa, nước thải từ khu dân cư.

Hồ Macquarie
Hồ Macquarie, thuộc tiểu bang New South Wales, là hồ nước mặn ven biển lớn nhất Australia đồng thời là hồ nước mặn lớn nhất Nam bán cầu, bao phủ một diện tích hơn 110 km2.
Dự án trường học và cộng đồng cùng bảo vệ hồ Macquarie
Dự án này được phối hợp bởi Cơ quan quản lý Hồ Macquarie và Điều phối viên Lưu vực. Một hoạt động quan trọng của dự án là hai ngày trồng cây có sự tham gia của học sinh địa phương và các thành viên cộng đồng nhằm bảo vệ và làm đẹp khu vực hồ Macquarie. Có tới hơn 8.800 loài thực vật bản địa được trồng trong đó có tới 1.800 cây do cộng đồng trồng. Hoạt động này thật đáng khích lệ vì nó làm cho nhiều người dân địa phương tự hào về vùng hồ của địa phương mình, họ sẵn sàng giúp bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên ở hồ Macquarie.
lam-sach-ho-va-su-ly-nuoc-ho-1
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng nước, cộng đồng đã trồng các loài thực vật bản địa xung quanh mép nước, việc làm này đồng thời cũng giúp làm đẹp cảnh quan khu vực. Kết hợp với trồng cây, dự án còn xây dựng các công trình để tạo ra một hệ thống lọc hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng nước trước khi chảy vào hồ Macquarie. Hệ thống này sẽ xử lý nước mưa chảy vào hồ bằng cách tạo ra một loạt các ao nông có thảm thực vật và đồng thời ngăn chặn xói mòn bằng cách đặt đá và trồng thảm thực vật dọc theo bờ. Việc trồng thảm thực vật trong các ao nông còn được thiết kế để hấp thụ trầm tích và giảm các chất dinh dưỡng và các tạp chất khác ngăn không cho chúng xâm nhập vào hồ.
lam-sach-ho-va-su-ly-nuoc-ho-11

Kỹ thuật mới được thử nghiệm để cải thiện chất lượng nước hồ
Kỹ thuật mới này tập trung vào việc mô phỏng hệ thống tự nhiên giúp bảo vệ hồ Macquarie không bị dư thừa trầm tích và chất dinh dưỡng từ nước mưa chảy vào hồ.

 lam-sach-ho-va-su-ly-nuoc-ho-12

Một trong những dự án mới nhất được thực hiện cải thiện hồ Macquarie là dẫn nước mưa chảy vào hồ qua một thiết bị xử lý nước mưa. Thiết bị xử lý nước mưa này sử dụng công nghệ cấy tấm Atlantis bên cạnh việc trồng thảm thực vật đất ngập nước, sử dụng đá và xây dựng các ao nông để lưu giữ trầm tích, các chất dinh dưỡng. Các tấm Atlantis là một hệ thống mô-đun bể ngầm có hiệu quả trong việc làm giảm khối lượng nước mưa bằng cách làm cho nước mưa xâm nhập vào nước ngầm. Hoạt động này được kết hợp song song với việc vận hành các nhà máy nước trong khu vực để tiếp tục lọc nước mưa. Các trận mưa lớn lớn gần đây đã kiểm nghiệm hiệu quả thiết bị này, mà cho đến nay được chứng minh là thành công.

Khi những cơn gió nhẹ lướt qua cành lá, tôi khẽ ngước nhìn lên phía chân trời, từng đàn chim nhỏ đang chấp cánh bay về tìm chút nắng ấm còn le lói hắt từ cuối trời xa. Mùa xuân! Đúng là mùa xuân đến thật rồi!
Hà Nội độ xuân về!

“Dù có đi bốn phương trời

Lòng vẫn nhớ về Hà Nội…”

 Đó là hai câu mở đầu của một bài hát viết về Hà Nội. Thực sự dù chúng ta đã ở hoặc đã qua Hà Nội, khi đi xa đều thấy lòng mình lưu luyến, bởi Hà Nội đẹp và có nhiều thứ để ta phải nhớ: Trung tâm thành phố có hồ Hoàn Kiếm với hàng liễu rủ, giữa hồ là một tháp rêu phong cổ kính, có đền Ngọc Sơn tĩnh mịch, linh thiêng, nối với đất liền là cầu Thê Húc, nghe tên đã thấy có chiều dài lịch sử.
lam-sach-ho-va-su-ly-nuoc-ho-13 lam-sach-ho-va-su-ly-nuoc-ho-14
Vừa nghe thấy lời hát ấy, trái tim tôi bỗng rộn ràng một niềm vui là lạ. Tôi chợt lặng mình trên con phố vắng, để mặc cho con gió cuối đông đang đua nhau chạy thổi rối tung mái tóc, để lặng im, tim tôi cảm nhận các khoảnh khắc giao mùa thiêng liêng và kỳ diệu đang đến.
 
Mấy ngày qua, đã nhiều cơn mưa rủ nhau về. Không phải là những cơn mưa rào nặng hạt khua liên hồi lên mái hiên mà mưa chỉ tý tách nhẹ nhàng như lời thì thầm của chàng trai đang tỏ tình. Mưa về, khiến lòng người thấy nhớ nhung và trống trải, không biết những cơn mưa mát lành này có kéo hết đi những trăn trở đời thường, trả lại là những niềm vui và hạnh phúc hay không?
 
Đêm xuống trời hơi se lạnh, tôi trở dậy kéo nhẹ chiếc chăn mỏng lên người và nhẹ nhàng nhoài người đến bên ô cửa sổ đếm từng hạt mưa rơi. Đêm thật yên bình và tĩnh lặng. Có lẽ đây là đêm cuối cùng mà mùa đông ngự trị. Chỉ ngày mai thôi, một mùa xuân ấm áp đẹp đẽ sẽ đến. Cuộc chia tay nào lại không dùng dằng, lưu luyến… có lời tạm biệt nào không man mác bâng khuâng.
 
Sáng sớm, những tia nắng ấm áp len lỏi qua từng nhành lá, vậy là đông đã qua rồi sao? Đông tan nhẹ quá, rất nhẹ và thật êm. Vậy là đông đã theo mưa tan vào cỏ, còn cỏ lại hân hoan nở từng nụ cười xinh cảm ơn mùa xuân đã đánh thức sau một giấc ngủ say. Từng chồi non đang nhú mầm, trông chúng ngây thơ như nụ cười thiên thần của trẻ con đang tập nói. Những màu xanh của cây lá đang bao trùm, cái sắc xanh mơn mởn mà chỉ có mùa xuân mang lại đang được hoà quyện cùng khí trời ấm áp trong lành của thiên nhiên. Đứng ngắm nhìn những chồi biếc đang nô đùa, tôi thấy lòng mình đột nhiên trẻ lại, thanh thản đến mức lạ kỳ.
Xuân đã về!

Bản tin Hồ Hà Nội tiếp tục nhận được nhiều hồi âm của độc giả phản ánh và cập nhật về tình trạng ao hồ hiện nay trên địa bàn Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn và mong nhận được nhiều phản ánh của các bạn.
Theo bác Nguyễn Ngọc Năng – hội trưởng hội cựu chiến binh phường Vĩnh Tuy: Các ao của phường Vĩnh Tuy (trừ ao cá Bác Hồ và ao Cần đã và đang được đầu tư cải tạo), những  ao còn lại của phường, bờ và hành lang bờ đang trong tình trạng xuống cấp. Hầu hết bờ đều chưa được kè (một số ao được kè tạm phía tường nhà dân). Những bờ khu vực này đang có nguy cơ bị sạt lở đất. Diện tích ao đang dần bị thu hẹp, nguy cơ ao bị giảm thiểu độ sâu. Đất hành lang bờ này chủ yếu là đất rác. Được người dân đắp tạm để tạo bờ. Thực vật phát triển chủ yếu là cây cỏ bụi, một vài cây cho bong mát, cây ăn quả với mật độ thưa.
lam-sach-ho-va-su-ly-nuoc-ho-15
Theo Nguyễn Thị Lan – sinh viên trường đại học khoa học tự nhiên: Qua một đợt thực tập, khảo sát các ao của khu vực Quảng An, em đã đi qua hai ao trước khách sạn Fraser suites. Ao chưa được kè. 25% bờ phía nhà dân được kè tạm bằng tường gạch. Hầu hết độ dốc đới bờ khoảng 60, phía đằng nhà dân kè bằng gạch là 90. Tại phần bờ này, người dân trồng một số cây ăn quả, chủ yếu là chuối và dừa cảnh. Hai ao ở phía đường Đặng Thai Mai, so với thời điểm khảo sát 1 năm trước, bờ đã được gia cố hơn và có sự cải biến rõ rệt. Nơi đây đã không còn là nơi tập kết rác thải, là bãi rác sinh hoạt lớn. Bờ đã được rào tạm bằng hàng rào tre cao khoảng 80cm, và trồng xen lẫn với cau cảnh. Tuy vậy, một phần còn lại của ao là bờ đất, vẫn được nhà dân dựng lều tạm để ở và trồng rau muống, bèo, mướp,… gây mất mỹ quan ao.lam-sach-ho-va-su-ly-nuoc-ho-16
Tham vấn cộng đồng ở khu vực phủ Tây Hồ (gần Đầm Trị và ao Chùa Phổ Linh): Diện tích Đầm bị thu hẹp khoảng một phần năm so với trước đây. Đầm có nguy cơ bị lấn chiếm bởi các nhà hàng ở xung quanh. Bờ ngăn giữa Đầm Trị và ao chùa Phổ Ninh bị đổ vật liệu xây dựng, gạch đá ra để lấn chiếm. Thành phố Hà Nội đã quyết định đầu tư cải tạo, kè lại Hồ Đầm Trị. Tuy nhiên hiện nay Đầm đang được cho cá nhân thuê để kinh doanh riêng nên chưa kè lại được.lam-sach-ho-va-su-ly-nuoc-ho-17

 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments