Đặc biệt tới tham dự hội thảo lần này còn có các chuyên gia môi trường đầu ngành đến từ Hungary, Hàn Quốc và Mỹ đến chia sẻ các kinh nghiệm của các nước này trong việc khôi phục và bảo vệ hồ Balaton của Hungary, Sông Hàn của Hàn Quốc và hồ Tahoe của Mỹ. Đặc biệt, công tác khôi phục hệ sinh thái các hồ tại Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản, đòi hỏi các giải pháp tích cực và đồng bộ với sự tham gia của các nhóm xã hội, dân cư
sống xung quanh hồ. Bởi vậy việc bảo vệ Hồ Hà Nội nên bắt đầu từ cộng đồng.
Đây cũng là hội thảo quốc tế về bảo vệ hồ Hà Nội lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, với sự phối hợp tổ chức của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường của Đại học Quốc gia Hà Nội, Công ty Truyền thông Galaxy, Tổ chức Health Bridge Canada, Đại sứ quán Mỹ và Diễn đàn Đô thị Việt Nam.
Các phát biểu của các diễn giả từ Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Môi trường, Đại sứ Quán Mỹ và Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng đã thống nhất quan điểm về tầm quan trọng trong vấn đề bảo vệ hồ Hà Nội.
“Chúng ta có thể bảo vệ hệ sinh thái bằng cách áp dụng các giải pháp kỹ thuật khôi phục và bảo vệ hệ thống hồ Hà Nội. Ngoài ra, khi thực hiện cần xem xét khả năng thích ứng của hồ trong bối cảnh biến đổi khí hậu.” Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nghiêm Vũ Khải cho biết.
Ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Môi trường nhấn mạnh: “Dự án hồ Hà Nội của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng là một ví dụ điển hình về cách tiếp cận từ dưới lên, hướng tới hành động nhằm giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể. Cách tiếp cận này cần được khuyến khích và áp dụng rộng rãi cho các vấn đề môi trường khác. “
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông David B. Shear nói: “Đại sứ quán Hoa Kỳ rất may mắn được hợp tác với CECR trong các nỗi lực dựa vào cộng đồng nhằm khôi phục và bảo vệ hồ Hà Nội , các di sản văn hóa và môi trường mà hồ đại diện. Và để bảo vệ hồ sự hợp tác và phối hợp giữa cơ quan nhà nước, khu vực tư nhân và cộng đồng dân cư là điều rất cần thiết”.
“Sự tăng trưởng kinh tế của Hà Nội chỉ thực sự bền vững khi các vấn đề môi trường và xã hội được giải quyết hiệu quả. Việc khôi phục thành công hệ thống Hồ Hà Nội đưa hệ sinh thái hồ trở lại khỏe mạnh phục vụ các lợi ích người dân, của thành phố phải trở thành một trong các chỉ số quan trọng nhất xác định sự phát triển bền vững của Hà Nội. Công tác khôi phục hệ sinh thái của hồ đang phải đối mặt với nhiều
thách thức và rào cản, và đòi hỏi các giải pháp tích hợp và đồng bộ với sự tham gia của các nhóm xã hội, dân cư sống xung quanh hồ – đây là nhân tố quyết định sự thành công của dự án.” Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng, bà Nguyễn Ngọc Lý cho biết tại hội thảo.
Để bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị của hệ thống hồ tại Hà Nội, TS Phạm Sỹ Liêm kiến nghị cần phải khẩn trương thực hiện chương trình hành động bảo vệ và tôn tạo cảnh quan hồ Hà Nội giai đoạn 2013-2020. Trong đó có hai nhiệm vụ quan trọng là lấy việc bảo vệ tất cả các hồ Hà Nội làm nội dung, lấy công tác tôn tạo hồ Tây làm trọng điểm. “Hồ Tây đã có con đường ven hồ nhưng làm đến nay vẫn dở dang. Tôi đề nghị Chính phủ đưa dự án tôn tạo cảnh quan hồ Tây vào danh mục trọng điểm quốc gia” – ông Liêm nhấn mạnh.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng nhất trí phát động thành lập câu lạc bộ “Những người yêu hồ Hà Nội” để sớm thành lập trong thời gian tới.
1. Giải pháp lồng ghép về quy hoạch và chính sách quản lý
– Lồng ghép các quy hoạch và xây dựng mạng lưới quản lý hồ trong tổng thể quy hoạch đô thị;
– Quy hoạch phát triển đô thị phải hài hòa, và duy trì tối đa các chức năng hồ Hà Nội;
– Giảm thải và giảm ô nhiễm (ngăn chặn tại nguồn thải); Có giải pháp xử lý nước mưa cục bộ và các nguồn thải với từng hồ, đặc biệt từ các con đường và khu dân cư xung quanh hồ;
– Quản lý và thiết kế hành lang quanh hồ;
– Tăng cường thực thi pháp luật, xây dựng các chế tài để xử lý các vi phạm về bảo vệ và sử dụng bền vững hồ.
– Cần làm rõ tính sở hữu cụ thể, có biện pháp hành chính từ cấp cao đến cộng đồng. Làm rõ ràng tính sở hữu đối với hồ, đặc biệt là gia tăng tính sở hữu chung của cộng đồng (vd bằng cách đặt tên theo các giá trị của cộng đồng); Cần xác định rõ chủ thể có trách nhiệm chung với quy hoạch và quản lý hồ và cơ chế phối hợp với các bên liên quan;
– Các quyết định liên quan đến hồ cần phải được giải quyết ở cấp hành chính cao hơn hài hòa với sự tham gia của cộng đồng.
2. Giải pháp Công nghệ kĩ thuật
– Một số giải pháp công nghệ cải thiện chất lượng nước hồ bao gồm 3 nhóm chủ yếu : Cố định Phốt pho; Giải pháp sinh học: sử dụng chế phẩm sinh học, thực vật thủy sinh; Giải pháp vật lý, cơ khí: tăng oxi hòa tan.
– Các giải pháp đề xuất phải có tính tích hợp , phải có dự án trình diễn, phải có thời gian 5-10 năm
3. Giải pháp thể chế và tài chính:
– Quản lý và tài chính: phân định rõ trách nhiệm quản lý hồ; sử dụng các công cụ tài chính trong quản lý hồ.
– Cần huy động nguồn lực riêng cho công tác bảo vệ hồ như: thành lập quỹ, huy động kinh phí từ các nguồn nhà nước và tư nhân, cộngđồng và doanh nghiệp
– Tạo điều kiện cho các bên tham gia, bao gồm người dân và các tổ chức liên quan: xây dựng một cơ chế khung rõ ràng cho sự tham gia của cộng đồng/các bên liên quan và áp dụng nguyên tắc “người sử dụng phải chi trả”
4. Giải pháp xây dựng công trình và phi công trình
Các giải pháp công trình phải tuân thủ qui luật tự nhiên, nhất là chu trình và cân bằng nước, phải tuân thủquy tắc tự nhiên, phải có cơ sở nền tảngkhoa học kĩ thuật.
Các giải pháp công trình bao gồm:
– Kè bờ và làm đường xung quanh hồ, trồng hoa và cây cảnh
– Xử lý nước thải
5. Giải pháp tăng cường liên kết:
– Tăng cường hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm về quy hoạch và quản lý hồ trong đô thị
– Liên kết giữa cộng đồngsở tạivới các tổ chức khác như các nhà khoa học, các doanh nghiệp để cộng hưởng tạora sức mạnh
– Tăng cường sự tham gia củacộng đồng: hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, học sinh, sinh viên, hội nông dân…
6. Giải pháp đào tạo, nâng cao truyền thông, nâng cao nhận thức
– Thúc đẩy công táctruyền thông cho hệ thống hồ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng một cách rộng rãi để nâng cao ý thức của toàn dân cư Hà nội, những vùng dân cư sống xung quanh hồ và những người sống bằng dịch vụ tại hồ, nâng cao nhận thức của chính quyền đô thị các cấp về hệ thống các hồ Hà Nội.
– Tăng cường giao lưu, hỗ trợ từ chính quyền, các nhà chuyên môn, hiệp hội, các CLB trong việc nâng cao năng lực vận động cộng đồng tham gia vào việc bảo tồn và khai thác hệ thống hồ Hà Nội cho các ban quản trị hồ.
– Mọi hoạt động liên quan đến hồ cần phải tham khảo ý kiến của cộng đồng sông xung quanh hồ.
– Thành lập trang web, bản tin riêng, chương trình phát thanh truyền hình về hồ Hà Nội để tuyên truyền rộng rãi nâng cao nhận thức về bảo vệ và sử dụng bền vững hồ Hà Nội
Bản tin Hồ Hà Nội tiếp tục nhận được nhiều hồi âm của độc giả phản ánh và cập nhật về tình trạng ao hồ hiện nay trên địa bàn Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn và mong nhận được nhiều phản ánh của các bạn.
Hồ Tây: Cá chết hàng loạt vì nước ô nhiễm
Những ngày qua, tại hồ Tây (Hà Nội), cá đột ngột chết hàng loạt và nổi trắng mặt nước, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường. Theo nhận định của Ban quản lý hồ, hiện tượng cá chết là do nước bị ô nhiễm – 07/08/2012
http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/Ho-Tay-Ca-chet-hang-loat-vi-nuoc-o-nhiem/20128/226724.datviet
Theo ông Nguyễn Phúc Quang, Trưởng ban quản lý Hồ Tây, tình trạng cá chết có thể do môi trường nước ô nhiễm, thời tiết thay đổi đột ngột, cộng với mưa nhiều trước đó khiến cho các loài cá như: cá mè, rô phi, trôi không thích ứng được.
Hiện mỗi ngày hồ Tây phải tiếp nhận 4.000m3 nước thải của các nhà hàng, quán ăn uống và người dân sinh sống ven hồ thải xuống. Kết quả phân tích mẫu nước cho thấy, hàm lượng amoniac trong nước tới 1,5 mg/lít, gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Hiện tượng xả thẳng nước thải, thức ăn thừa, rác thải… xuống thẳng hồ vẫn thường xuyên diễn ra. Do nước ô nhiễm sẵn nên chỉ cần thay đổi thời tiết mưa nhiều rồi nắng lên là cá chết hàng loạt. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nhà ngay sát hồ Tây cho biết, hiện tượng cá chết không phải là quá hiếm gặp ở hồ Tây. “Nguồn nước ô nhiễm, trời trở nắng, trở mưa, cá không chết mới lạ”, ông Hùng nói.
Theo phản ánh của UBND quận Tây Hồ, việc quản lý bảo vệ môi trường ở Hồ Tây gặp nhiều khó khăn do lực lượng mỏng mà hồ rộng tới 20 km nên khó kiểm soát chặt chẽ.
Tại phường Giang Biên (Long Biên): Nguy cơ biến mất “lá phổi xanh”
30/05/2012 06:43
(HNM) – Dự án “Giải phóng mặt bằng, san nền sơ bộ khu đất để đấu giá quyền sử dụng đất tại phường Giang Biên”, quận Long Biên được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 4210/QĐ-UBND ngày 30-8-2010. Mục tiêu của dự án là chuẩn bị mặt bằng để xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật khu đất phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ), tạo nguồn thu cho
ngân sách; khớp nối hạ tầng khu dân cư (KDC) cũ và chỉnh trang các tuyến đường giao thông hiện trạng theo quy hoạch – 30/05/2012
http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Xa-hoi/548946/tai-phuong-giang-bien-long-bien-nguy-co-bien-mat-la-phoi-xanh.htm
Tổng diện tích thực hiện dự án là 114.722m2, trong đó có 6.700m2 khu ao Ươm thuộc KDC Quán Tình, phường Giang Biên (Long Biên). Theo quy hoạch, khu ao Ươm sẽ được san lấp để xây dựng KDC thấp tầng, gồm 1.920m2 nhà ở, 480m2 đường giao thông và 4.300m2 xây dựng trường mầm non.
Chủ tịch UBND phường Giang Biên Nguyễn Văn Đông cho biết: Ngay khi công bố quy hoạch khu đất để đấu giá QSDĐ tại phường, hàng trăm người dân các tổ dân phố 5, 6, 7 đã ký đơn đề nghị quận Long Biên không lấp khu ao Ươm. Sự việc này đã được UBND phường kịp thời báo cáo với Quận ủy, UBND quận Long Biên. Được biết, trước nguyện vọng của nhân dân KDC Quán Tình, đồng thời xét thấy việc xây dựng trường mầm non tại thời điểm
này chưa cần thiết, UBND quận đã quyết định chưa san lấp 4.300m2 ao để xây dựng trường mầm non, mà tạm thời sử dụng làm hồ chứa nước. Tuy nhiên, PV Hànộimới tìm hiểu thấy, mặc dù quận Long Biên đã “tạm” để lại 4.300m2 ao Ươm, nhưng nhiều ý kiến vẫn đề nghị giữ nguyên hiện trạng ao Ươm. Ông Nguyễn Văn Đưởng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch UBND phường Giang Biên cho biết: Nhân dân chúng tôi vẫn không đồng tình với chủ trương lấp ao này để thực hiện dự án.
Bởi lẽ, đây là ao có tuổi đời hàng trăm năm, là “lá phổi xanh” nằm giữa khu dân cư. Không những thế, KDC Quán Tình còn là làng cổ của xã Quán Tình trước kia (nay là phường Giang Biên). Làng Quán Tình có 5 ao, nhưng 4/5 ao của làng đã bị lấp, chỉ còn lại ao Ươm. Trong đơn kiến nghị gửi Báo Hànộimới về việc đề nghị giữ nguyên khu ao Ươm, nhân dân các tổ dân phố 5, 6, 7, KDC Quán Tình khẳng định: Ao Ươm vừa có nhiệm vụ tiêu nước qua cống Đá, xuống sông Cầu Bây; chứa nước đệm khi mưa to và là nơi chứa nước phòng khi hỏa hoạn… Thế nhưng, ông Nguyễn Mạnh Trình, Giám đốc Ban Quản lý dự án quận Long Biên, chủ đầu tư thực hiện dự án “GPMB, san nền sơ bộ khu đất để đấu giá QSDĐ tại phường Giang Biên” lại có quan điểm khác. Ông Trình cho rằng: Mấy năm gần đây, ao Ươm chỉ là ao tù, không có nhiệm vụ tiêu thoát nước như người dân KDC Quán Tình nêu. Bởi, hiện tại KDC Quán Tình đang thấp hơn KĐT Việt Hưng và khu tái định cư Giang Biên 60-70cm. Mặt khác, nhiều hộ dân sống xung quanh ao đã đổ đất lấn chiếm khiến diện tích ao Ươm ngày càng thu hẹp.
Trả lời câu hỏi của PV Hà nộimới: Nếu điều chỉnh theo yêu cầu của người dân có ảnh hưởng gì đến dự án? Ông Trình cho biết: Đây là dự án đấu giá thu tiền cho ngân sách nhà nước, nếu dừng san lấp ao, điều chỉnh dự án theo đề nghị của dân, dự án sẽ giảm hiệu quả đầu tư, mất cân đối tài chính, khoản trích nộp ngân sách TP theo quyết định đã được phê duyệt sẽ giảm. Dự án sau khi hoàn thành sẽ bảo đảm kết nối toàn bộ hạ tầng (đặc biệt là hệ thống thoát nước) giữa KDC cũ với KĐT Việt Hưng, khu tái định cư Giang Biên. Việc để lại diện tích ao Ươm chỉ đem lại quyền lợi cho một số hộ sống quanh ao Ươm…
Tuy nhiên, thực tế cho thấy hệ thống tiêu, thoát nước hiện nay trên địa bàn nội thành Hà Nội còn chưa đồng bộ và đã có nhiều “điểm đen” ngập úng sau mỗi trận mưa to. Như vậy, việc thực hiện dự án trên, như quan điểm của ông Trình liệu đã khả quan? Bởi, hiệu quả của dự án mới chỉ dựa trên cơ sở lợi ích trước mắt. Về lâu dài, việc lấp ao chắc
chắn sẽ tổn hại đến môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn người dân trên địa bàn phường. Vấn đề quan trọng hiện nay, quận Long Biên cần quan tâm là xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng mà vẫn phải giữ lại ao Ươm, nhằm tạo cảnh quan và chống lấn chiếm theo chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội thể hiện trong Công văn số 162-CV/TU ngày 11-6-2009 về công tác quản lý đô thị, trong đó có vấn đề ngăn chặn, xử lý tình trạng lấn chiếm, san lấp ao hồ.