Bản tin 8:10 tiêu chuẩn của một điểm đến tuyệt vời bên cạnh các ao, hồ.

Hội nghị thượng đỉnh của LHQ về phát triển bền vững – (RIO+20) sẽ được tổ chức vào tháng 6 năm 2012 nhằm đánh dấu 20 năm chặng đường thực hiện PTBV từ sau Hội nghị RIO –  92.
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, khi dân số đã đạt tới 7 tỷ người, trong đó có 1/5 dân số (1,4 tỷ người) hiện đang sống với 1,25 USD/ ngày hoặc ít hơn; 1,5 tỷ người không có điện để dùng và gần 1 tỷ người đang bị đói mỗi ngày thì Phát triển bền vững là con đường duy nhất cho phép tất cả nhân loại chia sẻ một cuộc sống đầy đủ trên hành tinh của chúng ta. RIO+20 là cơ hội duy nhất trong một thế hệ có thể đặt thế giới vào con đường phát triển bền vững lâu dài, đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi thế hệ hiện nay mà không phải hy sinh những lơi ích và nhu cầu của thế hệ tương lai.
tieu-chuan-cua-diem-den-tuyet-voi-11
Bảy vấn đề bức xúc (critical issues) sẽ được thảo luận trong hội nghị RIO+20 thực sự là những thách thức lớn lao nhất cho PTBV trên phạm vi toàn cầu cũng như ở mỗi quốc gia giai đoạn hiện nay, bao gồm: Vấn đề việc làm; năng lượng; đô thị; lương thực; nước; biển;
Trong Bản tin điện tử số 8, Bản tin có những tìm hiểu về vấn đề việc làm và tình trạng thất nghiệp của thanh niên. Một trong những vấn đề quan trọng sẽ được trao đổi tại chương trình nghị sự RIO+20. Nguồn từ: http://www.uncsd2012.org “RIO+20 United Nations Conference on Sustainable Development”
Trong năm 2010, ước tính có 75,1 triệu thanh niên trên thế giới phải vật lộn để tìm kiếm việc làm, và số lượng thanh niên thất nghiệp gần gấp 3 lần người ở độ tuổi trưởng thành thất nghiệp.
Giải quyết  vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm cho thanh niên bằng cách đảm bảo việc làm phù hợp sẽ trực tiếp góp phần thúc đầy tăng trưởng bền vững và xóa đói giảm nghèo.
Sự tham gia của thanh niên có ý nghĩa hết sức quan trọng để thiết kế các chương trình mới, nâng cao hiệu quả các chương trình hiện nay, và tạo việc làm cho chính bản thân thanh niên. Thanh niên nên sẽ tham gia với vai trò là một đối tác vững chắc trong tất cả những giai đoạn lập kế hoạch chính sách, xây dựng các chương trình Giải quyết tình trạng thất nghiệp của Thanh niên – Nâng cao thanh niên trong một nền kinh tế đi xuống.
Chương trình tạo việc làm và các khung chính sách phải giúp giảm thiểu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đối với thanh niên. Các phân tích dài hạn đã chỉ ra rằng một trong những vấn đề  với thanh niên là cần thời gian để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để tìm được việc làm tốt. Các chương trình chính sách – chẳng hạn như giảm thuế cho người sử dụng lao động tuyển dụng giới trẻ, chương trình đào tạo nghề, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp trẻ, và doanh nghiệp nhỏ – có thể làm tăng sự tham gia của thanh niên trong toàn bộ nền kinh tế.
Sự hợp tác giữa khu vực tư nhân, chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự là cần thiết để tận dụng những lao động trẻ, triển khai hiệu quả các chương trình xây dựng năng lực. Để thúc đẩy tăng trưởng việc làm, chính phủ và cộng đồng quốc tế cũng nên thực hiện các biện pháp tài chính và kinh tế vĩ mô, bao gồm cơ cấu lại ngân hàng, cơ cấu lại các khoản nợ, loại bỏ các quy định về phân biệt đối xử.
Một số khuyến nghị ban đầu để hỗ trợ giải quyết vấn đề việc làm cho thanh niên:
Phải xây dựng các tổ chức bảo lãnh thanh niên kết hợp với sự bảo trợ của Liên hợp quốc bảo vệ các sáng kiến của tầng lớp thanh niên trong xã hội.
Tổ chức bảo lãnh thanh niên sẽ giúp đảm bảo thị trường lao động thanh niên không hoạt động sẽ không kéo dài quá 4 tháng.
Các biện pháp chính sách giúp những người trẻ tuổi luôn giữ liên lạc với thị trường lao động, thường xuyên cập nhật các kĩ năng và năng lực của mình, và góp phần tạo ra các cơ hội việc làm.
Tổ chức bảo lãnh thanh niên sẽ cung cấp cách tiếp cận phù hợp hơn trong việc giúp đỡ những người trẻ đối phó với những thất bại về mặt cơ cấu của thị trường lao động, đồng thời  xây dựng lòng tin và sự tự tin, tạo ra nhiều khả năng để tăng cường quan hệ thị trường lao động và tăng tỷ lệ việc làm của thanh niên trong tương lai.
Tạo ra quỹ Giáo dục toàn cầu.
Ở nhiều nước, toàn cầu hóa và thay đổi công nghệ đã tạo ra nhu cầu cấp bách với các hình thức phát triển kĩ năng mới đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế và xã hội. Do đó thúc đẩy giáo dục về phát triển bền vững, thiết lập các cơ sở đào tạo, chương trình dạy nghề về phát triển kĩ năng chuyên nghiệp là rất quan trọng.
Quỹ giáo dục toàn cầu phải được phối hợp quản lý bởi các nhà tài trợ, các nước tiếp nhận, tổ chức phi chính phủ, và các tổ chức liên chính phủ có kinh nghiệm như UNESCO.
Ghi lại và đánh gia các tác động của các chính sách lao động, kinh tế vĩ mô đối với thanh niên .
Thúc đẩy các lĩnh vực lao động như “việc làm xanh” là chìa khóa để tạo ra các cơ hội việc làm cho những người trẻ tuổi, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang chuyển đổi. Tuy nhiên, chính phủ không thể sửa chữa những gì họ không thể đo lượng. Do đó nên có những giám sát một cách hệ thống xem có bao nhiêu thanh niên được hưởng lợi từ các chương trình này, và hỗ trợ cơ quan thống kê lao động quốc gia trong việc theo dõi các dữ liệu.
Cải thiện sự tham gia của thanh niên.
Cần phải xây dựng luật quy định quyền tham gia của thanh niên, nâng cao hoạt động tham gia hiện nay của thanh niên. Trong trường hợp Hội đồng phát triển bền vững được thành lập, sự hiện diện mạnh mẽ của thế hệ trẻ trong Hội đồng sẽ là một tiêu chí hướng dẫn thành lập.
 
Sự hỗ trợ của những người trẻ tuổi và các tổ chức của họ để tham gia vào quá trình ra quyết định, mặc dù công nhận rằng sự tham gia nhiều hơn việc tiếp cận và cần các thành viên có năng lực. Nó rất quan trọng để cung cấp nhiệm vụ và nguồn lực tương xứng rõ ràng cho UNDESA để trao quyền cho những người trẻ tuổi tham gia vào việc đưa ra quyết định.
Tăng cường sự đại diện của thế hệ trẻ và lương lai.
Hiện nay, rất cần thiết thành lập một văn phòng độc lập của Cao ủy liên hợp quốc cho thế hệ tương lai. Cao ủy sẽ có vai trò tư vấn để gắn kết môi trường và xã hội lâu dài, tư vấn các tác động của cơ quan Liên hợp quốc về chính sách, chương trình và các điều ước đa phương khác.
Văn phòng này sẽ có chức năng hợp tác chặc chẽ với xã hội dân sự, hỗ trợ năng lực cho các nước đang phát triển để thiết lập cơ chế hiệu quả về trách nhiệm giữa các thế hệ.
tieu-chuan-cua-diem-den-tuyet-voi-0
1. Các tòa nhà bao quanh để tăng cường không gian công cộng
tieu-chuan-cua-diem-den-tuyet-voi-3

Các tòa nhà trên bến cảnh ở Auckland, NewZealand

Bất kỳ tòa nhà nào bên bờ sông nên đẩy mạnh các hoạt động trong các không gian công cộng xung quanh nó. Việc sử dụng lý thưởng nhất là có sự tương tác giữa trong nhà và ngoài trời.
2. Những giới hạn được đặt lên sự phát triển khu dân cư
Những bờ sông lớn không được chiếm dụng bởi sự phát triển khu dân cư. Tại sao ư? Bởi vì có rất nhiều địa điểm luôn có sự hoạt động đông đúc của con người cả ngày lẫn đêm. Những bờ sông này trở thành nơi diễn ra các lễ hội, chợ, màn trình diễn pháo hoa, những buổi hòa nhạc, những buổi lễ kỷ niệm mang tính tự phát và những hoạt động sôi động khác.  Mật độ tập trung dân cư cao sẽ làm suy giảm tính đa dạng của bờ sông và tạo ra áp lực ngăn cảng hoạt động sinh thái về đêm rất phong phú đa dạng ở bờ sông
tieu-chuan-cua-diem-den-tuyet-voi-4

Porto, các thành phần khu dân cư ở Bồ Đào Nha cung cấp lợi ích tương hỗ cho đời sống cộng đồng đang hoạt động ở đây.

 
3. Các hoạt động diễn ra suốt cả ngày đêm và trong suốt một năm
Các bờ sông phát triển mạnh quanh năm sẽ thu được những lợi ích cộng đồng và kinh tế đáng kể. Mưa hoặc rét không phải là lí do để các bờ sông trống chỗ ngồi.
tieu-chuan-cua-diem-den-tuyet-voi-5
Ngay cả một ngày có gió dữ dội, Seafront ở Brighton, Anh vẫn thu hút rất đông người bởi thiết kế linh hoạt và các điểm đến được mở quanh năm
tieu-chuan-cua-diem-den-tuyet-voi-6
Waterfire, một dự án về pháo hoa nghệ thuật nơi công cộng, diễn ra vài tiếng vào buổi tối ở trung tâm Provincence .
4. Những thiết kế linh hoạt thuận lợi cho khả năng thích nghi.
Những bờ sông được gọi là thành công phải thích ứng được với nhiều thay đổi để có thể phụ vụ cho nhiều người dùng khác nhau trong những thời điểm khác nhau.
Tuy việc hoạch định và quản lý rất có ích đối với việc phục vụ cho  lượng người dùng đa dạng, nhưng bên cạnh đó tính linh hoạt cần thiết phải đưa vào trong việc thiết kế không gian.
Chúng ta nên sử dụng những thiết kế có tính thời vụ  để thay thế cho những thiết kế vĩnh viễn ví dụ như những thiết kế rất tốt cho mùa hè nhưng không dùng được trong mùa đông. Tương tự như vậy, việc có một kho những trò chơi, ô, bàn và ghế có thể gi chuyển được trên bờ cũng quan trọng vì như thế khi cần chúng ta có thể sử dụng.
tieu-chuan-cua-diem-den-tuyet-voi-7

Mặc dù chỉ tốn kinh phí tối thiểu, bãi biển ở thành phố đảo Long là một ví dụ thuyết phục về tiềm năng cho bờ sông do sử dụng không gian giới hạn thành công.

 tieu-chuan-cua-diem-den-tuyet-voi-8

Sách và gian hàng nghệ thuật thu hút sự tò mò dọc sông Seine ở Paris.

5. Quy hoạch lãnh thổ sáng tạo tăng sự thích thú của mọi người.
Quy hoạch những bờ sông đặc sắc nhất sẽ tăng sự thoải mái và hưởng thụ của người dân. Một chiếc ghế dài hoặc một thùng rác được đặt đúng vị trí sẽ tạo nên sự ngạc nhiên khác nhau cho  những người chọn sử dụng nơi đó.
tieu-chuan-cua-diem-den-tuyet-voi-9

Các băng ghế đặt ở Plage ở Pari tạo sự thoải mái cho những người khác nhau.

 tieu-chuan-cua-diem-den-tuyet-voi-10

Những bể nước nhân tạo ở đảo Granville tạo ra để thay thế việc không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với nước trong các ao, hồ hay bãi biễn.

6. Tiếp cận dễ dàng bằng thuyền, xe đạp và chân.
Các bờ sông phát triển mạnh khi chúng được tiếp cận bằng các phương tiện khác hơn là xe cộ cá nhân. Ở Sydney, Stockholm, Venice, Helsinki và Hồng Kông, lượng người qua lại bằng thuyền trên sông nhiều như trên mặt đất. Bạn có thể tăng đáng kể nét đặc sắc và trải nghiệm của bờ sông khi nó có thể dễ dàng đạt được bằng nhiều cách khác hơn là lái xe. Tiếp cận bằng cách đi bộ và xe đạp là một yếu tố quan trọng của sự kết hợp giao thông, đó là lý do tại sao nhiều người yêu quý nhất được tặng thưởng bởi các cuộc dạo chơi bằng đi bộ hoặc xe đạp.
Con người cảm thấy thoải mái hơn khi không bị choáng ngợp bởi giao thông và bãi đậu xe, tạo ra một môi trường thúc đẩy bởi các hoạt động trên bờ sông.
tieu-chuan-cua-diem-den-tuyet-voi-1

Sự đi lại bằng thuyền trên nước tạo nên nét nổi bật ở Dubai Creek.

 tieu-chuan-cua-diem-den-tuyet-voi-12

Cầu Brooklyn Park sử dụng nghệ  thuật công cộng để cung cấp các bài học thú vị.

  7. Giới thiệu các nét đặc sắc của địa phương.
Phần lớn các bản sắc địa phương, lịch sử, và văn hóa thu hút được sự quan tâm rộng rãi ở bên bờ sông và tạo ra một ý nghĩa độc đáo ở nơi đây.
tieu-chuan-cua-diem-den-tuyet-voi-13
8. Chính bản thân các ao, hồ đã gây sự chú ý
Chính bản thân nước là tải sản lớn nhất của bất kỳ bờ sông nào, và nên trở thành trung tâm của các chương trình và hoạt động.
tieu-chuan-cua-diem-den-tuyet-voi-14

Waterfront chợ cá đóng góp cho sự nổi tiếng của Waterfront Oslo Aker Brygge

tieu-chuan-cua-diem-den-tuyet-voi-15

Cuộc thi đi xuồng caiac (xuồng dỗ nhẹ bọc da hải cẩu của người Et-ki-mo) ở Frying Pan Ban ở New York và nhà hàng trên sông Hudson ở Manhattan tạo nên điểm tu hút hấp dẫn.
9. Công trình mang tính biểu tưởng phục vụ cho các chức năng đa dạng.
Các tòa nhà mang tính biểu thưởng thu hút được sự chú ý sẽ phản ánh quy mô con người và không làm ảnh hưởng đến khung cảnh xung quanh, có thể là một lợi thế cho bờ sông, với điều kiện là (miễn là) nó phục vụ được các chức năng khác nhau.
tieu-chuan-cua-diem-den-tuyet-voi-16

Stockholm City Hall không phải chỉ là chỗ ngồi của các cơ quan chính quyền địa phương.

10. Quản lý tốt duy trì tầm nhìn của cộng đồng.
Quản lý là cần thiết để đảm bảo rằng một bờ sông thành công vẫn sẽ như thế. Thành phố có thể áp dụng mô hình của các quận cải thiện kinh doanh (BID) đã thành công trong việc khôi phục và duy trì sức sống của các khu buôn bán kinh doanh và khu thương mại của quận đó.
tieu-chuan-cua-diem-den-tuyet-voi-17

Stavanger, bờ sông ở Na Uy

 tieu-chuan-cua-diem-den-tuyet-voi-18

 Các hoạt động và chương trình mở ra cơ hội tạo doanh thu ở San Francisco

Hà Nội trong cơn gió mênh mang và sự bình yên đến tĩnh lặng của mặt nước Hồ Gươm xanh ngắt một màu xanh huyền thoại thật đẹp và nên thơ. Tưởng chừng như chỉ một chiếc lá vàng rơi sự bình yên cũng sẽ vỡ òa ra dưới mặt đất khiến cho biết bao người phải ngẩn ngơ tiếc nuối về vẻ đẹp của một buổi bình minh đang lên trên những nóc nhà, góc phố…
Khi những tia nắng ban mai bắt đầu lấp ló trên những mái nhà, trên cành cây ngọn cỏ, Hà Nội chợt bừng lên với những âm thanh và cảnh sắc của một ngày mới. Những mái ngói rêu phong, những bức tường lổ loang màu gạch cũ, những hè phố lô nhô còn thấm ướt sương đêm như hiện dần ra qua màn sương sớm đang lan tỏa trên phố phường.
tieu-chuan-cua-diem-den-tuyet-voi-19

Tập thể dục buổi sáng là thói quen của người những người cao tuổi

Hà Nội, thành phố ở trong sông, nơi có con sông Hồng nghìn năm cuộn trào sóng đỏ để phù sa bồi đắp nên những ruộng vườn bờ thửa tạo nên nền văn minh lúa nước sông Hồng. Hà Nội phố xá đông vui nhưng cũng không kém phần cổ kính. Đây Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Đào. Kia Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Đường, Hàng Lược…

Ngược lên phía bờ đê Yên Phụ, đi xuôi ra mạn Quảng Bá, Nghi Tàm, đứng ở đó hướng mặt ra phía bờ sông Hồng lộng gió để tận hưởng cái không khí mát mẻ của buổi trưa hè và nghe trong hơi gió lùa có vị ngọt của phù sa.

Hà Nội xưa và nay như hoà vào nhau làm một trong từng đường nét kiến trúc, không gian. Nghệ thuật kiến trúc ở đây là sự giao hòa giữa cái cũ và cái mới, giữa cái truyền thống và cái hiện đại. Ngày nay, người ta vẫn thấy ở đây những mái ngói thâm nâu mang dáng dấp thuần Việt nằm bên cạnh sự hào hoa lộng lẫy của những tòa nhà mang đường lối kiến trúc phương Tây có từ thế kỷ trước. Bên cạnh đó, những chung cư cao tầng, những tòa cao ốc sang trọng mang dấu ấn của thời kỳ hiện đại đang nhanh chóng mọc lên tạo nên hình ảnh về một Hà Nội trẻ trung tràn đầy sức sống.
tieu-chuan-cua-diem-den-tuyet-voi-2

Xích lô dạo phố

Hồ Gươm như một lẵng hoa giữa lòng Hà Nội…                                        
Từ lâu mọi người đều coi hồ Hoàn Kiếm – còn gọi là Hồ Gươm – là trung tâm của khu vực nội thành Hà Nội. Các nhà địa lý cho rằng hồ là một đoạn sót lại của sông Hồng sau khi sông đã chuyển dòng như hiện nay. Trước đây hồ có tên là Lục Thủy vì sắc nước bốn mùa xanh. Tới thế kỷ XV, hồ đổi tên là Hoàn Kiếm. Tương truyền, khi Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn, có mò được một lưỡi kiếm ở dưới sông, lại tìm được chuôi ở ruộng cày. Lưới lắp vào chuôi vừa đẹp. Lê Lợi đem kiếm báu dựng cờ kháng chiến suốt mười năm dài đánh đuổi giặc Minh. Khi dẹp xong giặc, ông trở về Thăng Long. Một hôm ông ngồi thuyền dạo chơi trên hồ Lục Thủy bỗng có một con rùa vàng nhô lên đón thuyền mà rằng: “Xin Thái Tổ trả gươm thần cho Long Vương”. Vua Lê vừa rút kiếm khỏi vỏ, kiếm đã bay vút về phía rùa, rùa ngậm lấy rồi lặn biến. Từ đó hồ có tên là Hoàn Kiếm (trả gươm). Dân gian quen gọi tắt là Hồ Gươm.
Cuối thế kỷ XVI, họ Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên cạnh hồ, đặt tên cho hai phần hồ ở hai bên phủ là hồ Tả Vọng và hồ Hữu Vọng. Hồ Hữu Vọng đã bị lấp làm phố phường. Hồ Gươm ngày nay là phần hồ Tả Vọng thu hẹp lại, dài khoảng 600m, rộng hơn 200m.
Khoảng 1739, chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thụy ở trên hòn đảo ngọc làm nơi hóng gió ngày hè. Người em là chúa Trịnh Doanh lại cho đắp ở bờ hồ phía Đông một gò núi gọi tên là Độc Tôn để kỷ niệm sự kiện ông ta dẹp được cuộc nổi dậy của dân vùng núi Độc Tôn ở cuối dãy Tam Đảo. Tới đời Lê Chiêu Thống vào năm 1786, vua đã cho lính đốt cung Khánh Thụy cùng lúc với Phủ chúa Trịnh. Sang thế kỷ XIX, một ngôi chùa thờ Phật được dựng lên trên nền cũ của cung Khánh Thụy. Ít lâu sau lại đổi chùa ra đền chủ yếu thờ Văn Xương, một nhân vật thần thoại coi sóc việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng Việt Nam đã đánh thắng quân Nguyên xâm lược hồi thế kỷ XIII
Ngoài ra trong đền còn có tượng Quan Vũ, một danh tướng đời Thục Hán (Trung Quốc) nổi tiếng về sự trung nghĩa và tượng Lã Tổ nổi tiếng về chữa bệnh, cả hai đều là người Trung Hoa được thần thánh hóa.
Năm 1865, Nguyễn Văn Siêu, một nhà văn hóa lớn của Hà Nội, đã đứng ra sửa sang lại toàn cảnh khu này. Trên núi Độc Tôn ông cho xây một tháp đá mà đỉnh là hình ngọn bút lông. Trên thân tháp có tạc ba chữ Tả Thanh Thiên có nghĩa là viết lên trời xanh.
Có bút tất phải có nghiên. Đi qua tháp Bút tới đài Nghiên: một cửa cuốn trên có đặt một cái nghiên bằng đá tạc theo hình nửa quả đào. Trên thành nghiên có khắc một bài văn nói về công dụng của cái nghiên mực xét về mặt triết học. Qua đài Nghiên là đến cầu Thê Húc có nghĩa là “nơi đậu lại ánh sáng mặt trời ban mai”. Đầu cầu bên kia là Đắc Nguyệt Lâu (Lầu được trăng) tức cũng là cổng đền Ngọc Sơn. Đền có ba nếp nhà chính, nếp ngoài là bái đường, nếp giữa là nơi thờ Văn Xương, nếp sau là nơi thờ Trần Hưng Đạo. Trước mặt bái đường là Trấn Ba Đình (đình chắn sóng). Xa trông, góc tây nạ hồ là gò Tháp Rùa. Tháp chỉ mới có từ cuối thế kỷ XIX thực ra không có giá trị gì về lịch sử cũng như nghệ thuật song do đã đứng đó một thế kỷ nên ngày nay trở thành thân thiết với mọi người.
Hồ Gươm nằm trong quận cũng mang tên hồ: quận Hoàn Kiếm. Hồ Gươm là một danh thắng đẹp nhất của Thủ đô. Nơi đây, thường mở hội đèn hoa, pháo hoa, bơi thuyền, vui chơi… trong những ngày lễ, ngày tết lớn của dân tộc. Huyền tích và vẻ đẹp của hồ luôn luôn làm say đắm lòng người trong và ngoài nước.
Nằm trong quần thể Hồ Gươm còn có các di tích văn hóa như đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, Tháp Rùa, Tháp Hòa Phong, đền Bà Kiệu, tượng vua Lê.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments