Thảm họa nhiễm độc thủy ngân Minamata tại Trung Quốc

Sông Tùng Hoa nằm ở phía đông bắc là một trong 7 con sông lớn nhất ở Trung Quốc và đã bị nhiễm thủy ngân nghiêm trọng từ chất thải của Công ty hóa chất Cát Lâm, hoạt động từ năm 1958. Quá trình này về cơ bản giống như vụ nhiễm độc thủy ngân chết chóc của công ty Chisso ở Minamata, Nhật Bản.

Theo một nghiên cứu năm 2010 của Học viện Môi trường, Đại học Đồng Tế ở Thượng Hải, công ty hóa chất công nghiệp Cát Lâm, nay là Công ty dầu khí Cát Lâm, đã thải 114 tấn thủy ngân và 5,4 tấn methylmercury vào sông Tùng Hoa bắt đầu từ năm 1958 đến 1982. Những ca bệnh thần kinh nghi do nhiễm độc thủy ngân đầu tiên xuất hiện năm 1965.

Năm 1973, hàm lượng thủy ngân đo được trong tóc ngư dân ở vùng thượng lưu thành phố Cát Lâm là 52,5 mg/kg. Tháng 7/1973, chính quyền Cát Lâm mở cuộc điều tra ô nhiễm sông Tùng Hoa. Mức thủy ngân trong tóc người được cho phép tối đa là 1,8 mg/kg, theo chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Những vụ xả thải thủy ngân khốc hại trên thế giới

Sông Tùng Hoa, Trung Quốc nhiễm thủy ngân nghiêm trọng từ năm 1958

Đến năm 1976, chính quyền Trung Quốc mới thừa nhận có người nhiễm bệnh Minamata. Sau sự kiện này, nhà máy chỉ giảm lượng xả thủy ngân, chứ không ngừng hoàn toàn. Lúc này, nhà máy mới bắt đầu xử lý nước. Dọc 100 km ở hạ lưu sông chảy qua địa phận thành phố Cát Lâm không xuất hiện tôm cá.

Năm 1978, chính phủ yêu cầu nhà máy hóa chất Cát Lâm phải làm sạch ô nhiễm trong vòng ba năm. Việc làm sạch sông bắt đầu vào tháng 3/1979 và hoàn thành cuối năm 1980, tổng cộng xử lý 192.000 tấn nước. Năm 1979 – 1988, chính quyền bồi thường cho ngư dân vùng bị ô nhiễm gần 4 triệu NDT (khoảng 2,56 triệu USD theo tỷ giá năm 1979).

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không công bố số liệu cụ thể về số người nhiễm bệnh Minamata ở khu vực sông Tùng Hoa. Theo một nghiên cứu của Thư viện Y khoa Mỹ (PMC) vào tháng 9/2010, mặc dù nồng độ thủy ngân trong nước sông đã giảm, nhưng phải mất vài thập kỷ hoặc 100 năm nữa nồng độ thủy ngân trong nước sông mới trở về ban đầu. Nồng độ thủy ngân trong cá tuy giảm hơn 90% so với năm 1975, nhưng vẫn cao hơn mức bình thường 2-7 lần và dự kiến ít nhất 10 năm nữa mới khôi phục về mức độ bình thường.

Những vụ xả thải thủy ngân khốc hại trên thế giới - 2

Thủy ngân trong không khí hay nguồn nước sẽ đều rất nguy hiểm cho tính mạng con người và hệ sinh thái

Nguồn: Bộ học liệu Bảo tồn nguồn nước: Áp dụng cho khối trung học cơ sở

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments