TẤT CẢ CÁC SINH VẬT ĐỀU CẦN NƯỚC ĐỂ CÓ THỂ TỒN TẠI

? Những dấu hiệu dầu tiên của sự sống đã xuất hiện ở đại dương cách đây 3,5 tỷ năm, và trải qua nhiều thời kỳ, những sinh vật đơn bào ban đầu đó đã phát triển thành sự sống đa dạng mà chúng ta thấy ngày nay, trên đất liền cũng như ở dưới biển. Hầu hết các nhánh chính của Cây Sự Sống (sơ đồ thể hiện sự tiến hoá và mối quan hệ giữa các loài) đều nằm ở đại dương.
? Tất cả các sinh vật đều cần nước để tồn tại. Nước giúp vận chuyển oxy, khoáng chất, chất dinh dưỡng và các chất cặn bã đến và đi từ các tế bào. Hệ tiêu hoá cần nước để hoạt động tốt, và nước bôi trơn các lớp nhầy trong đường hô hấp và đường tiêu hoá. Nước đóng vai trò là môi trường cho các chức năng trao đổi chất và các phản ứng hoá học khác tạo ra năng lượng trong cơ thể. Nước điều chỉnh nhiệt độ cơ thể (bằng cách đổ mồ hôi và hô hấp) và đóng vai trò như lớp đệm giữa tuỷ sống và não và giữa các khớp trong hệ xương.
? Ở một số sinh vật, tới 90% trọng lượng cơ thể là nước. Có tới 60% cơ thể người trưởng thành là nước, trong đó não và tim có 73% là nước, phổi có khoảng 83% là nước, da chứa 64% nước, cơ và thận 79%, thậm chí cả xương cũng chứa nước: 31%.
? Mỗi ngày con người phải tiêu thụ một lượng nước nhất định để tồn tại. Tùy theo độ tuổi, giới tính và nơi sinh sống nhưng nhìn chung nam giới trưởng thành cần khoảng 3 lít mỗi ngày còn phụ nữ trưởng thành cần khoảng 2,2 lít mỗi ngày. Lượng nước này được nạp không chỉ qua đường uống trực tiếp mà còn từ các thực phẩm chúng ta ăn vào.
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments