Thích ứng BĐKH “Nâng cao khả năng chống chịu của cộng đồng thông qua việc cải thiện chất lượng nguồn nước uống và sinh hoạt an toàn tại Quất Lâm, huyện Giao Thủy, Nam Định

Mô tả mô hình

Tại Quất Lâm, các hộ ở ven biển chưa tiếp cận được nguồn nước sạch,  vẫn còn phải sử dụng nước từ giếng khoan. Tuy nhiên hiện chất lượng nước giếng khoan còn nhiễm nhiều kim loại như sắt, mangan. Màu nước giếng rất vàng và nước giếng có mùi tanh. Ô nhiễm các vi khuẩn gây bệnh cũng rất tiềm năng. Để có thể có nguồn nước sinh hoạt an toàn, nước giếng sẽ cần phải thông qua hệ thống lọc hợp lý nhằm loại trừ kim loại và nguồn gây bệnh, cảm quan về màu và mùi không còn mùi tanh và màu vàng, đảm bảo sử dụng sinh hoạt được. Mặt khác các giếng ngầm cũng có nguy cơ bị ô nhiễm từ các nguồn rác thải và nước thải nếu không có phương án bảo vệ đúng mức. Tổ chức đoàn thanh niên ở địa phương, sau khi tham gia chương trình đào tạo thanh niên tiên phong đã đưa ra sáng kiến “Nâng cao khả năng chống chịu của cộng đồng thông qua việc cải thiện chất lượng nguồn nước uống và sinh hoạt an toàn tại Quất Lâm, huyện Giao Thủy, Nam Định”. Sáng kiến này có mục đích giúp cộng đồng có được sự hiểu biết về tầm quan trọng của vệ sinh và an toàn nguồn nước,  việc xử lý nguồn nước và bảo trì các hệ thống xử lý, bảo vệ hệ thống nước ngầm khỏi ô nhiễm rác thải, nước thải. Sáng kiến hỗ trợ một phần các bể lọc hợp lý cho một số trường học và các hộ gia đình tại 11 thôn khác nhau để tuyên truyền cho cộng đồng về chất lượng nguồn nước

  • Quá trình thực hiện bao gồm các bước sau:

 

  • Họp, thảo luận cộng đồng gồm một số  hộ gia đình và chính quyền trên địa bàn về tình trạng chất lượng nước giếng khoan tại địa phương ( là nguồn cung cấp nước chính). Trên cơ sở thống nhất về các vấn đề là cần thiết phải nâng cao chất lượng nước giếng khoan, cộng đồng đã thống nhất về phương pháp và kế hoạch thực hiện sáng kiến với sự làm chủ các thanh niên địa phương.
  • Lựa chọn các hộ gia đình đang sử dụng nước giếng khoan tại các thôn khác nhau để có được kết quả có thể nhân diện rộng và giúp cho nhiều người biết về mô hình và tầm quan trọng của việc lọc nước trước khi lắp đặt và sử dụng hệ thống lọc. Các trường học trên địa bàn được ưu tiên lựa chọn đảm bảo nước sạch sinh hoạt cho các em học sinh.
  • Chuyên gia họp với cộng đồng và giảng giải về những vấn đề về nước giếng khoan hiện nay, thực hiện trình diễn việc lọc nước để thấy rõ sự khác nhau giữa nước giếng khoan chưa được lọc và đã được lọc. Việc giảng giải này đã giúp cho các gia đình tham gia có được nền tảng kiến thức tốt trước khi thực hành việc lọc nước và các biện pháp bảo vệ giếng khoan.
  • Hỗ trợ hệ thống lọc nước cho trường học và một số hộ, dự án cùng với địa phương tiến hành thực hiện công tác rà soát, lắp đặt và giám sát hệ thống lọc nước thô cho giếng khoan.
  • Sau hai tuần dùng các gia đình đã có những chia sẻ  thảo luận về thực tiễn kinh nghiệm sử dụng. Các gia đình tham gia đều thấy việc lắp đặt bể lọc giúp có được nguồn nước sạch, đều cho rằng việc lọc nước giếng khoan là cực kỳ cần thiết đối với gia đình.

Kết quả về mặt kinh tế
Từ kết quả của các gia đình thử nghiệm, sau một tháng đã có thêm 15 gia đình đầu tư vào hệ thống lọc. Hiện chưa có số liệu về hiệu quả tài chính cho việc thực hiện mô hình, tuy nhiên các gia đình cho thấy với việc đầu tư chi phí khoảng 4 – 6 triệu cho hệ thống lọc, tránh được các bệnh tật về nước, về lâu dài đây là khoàn đầu tư rất hiệu quả để tiết kiệm chi phí sức khỏe, chi phí mua nước sach.
Kết quả về mặt môi trường
Mô hình đưa ra cách tiếp cận nước sạch và bảo vệ nguồn nước ngầm, mang lại hiệu quả kép cho môi trường. Việc bảo vệ các giếng ngầm khỏi ô nhiễm sẽ đóng góp vào công tác bảo vệ nguồn nước ngầm của địa phương.  Mô hình đã đưa ra cách tiếp cận mới, với cách tiếp cận trực tiếp cụ thể, giúp nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ các giếng ngầm. Mô hình cũng giúp các gia đình quản lý được nguồn nước mặt, nước thải tốt hơn.
Kết quả về mặt xã hội:
Ngay sau khi mô hình thực hiện thành công ở nhóm nhỏ trên, Ủy ban nhân dân xã Quất lâm đã đánh giá cao mô hình này. Xã đã khuyến khích người dân đầu tư vào hệ thống lọc, bảo vệ các giếng khoan. Hiện nhiều gia đình đã thực hiện lắp đặt hệ thống lọc và các biện pháp bảo vệ giếng.

Sáng kiến được thực hiện trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy vai trò tiên phong của thanh niên trong ứng phó Biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long” do CECR thúc đẩy.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments