1. Bối cảnh
Trong thời gian qua, LMNS đã thực hiện các nghiên cứu về thực thi pháp luật môi trường nói chung và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước nói riêng nhằm tìm ra những khoảng trống trong việc thực thi tại địa phương ở Việt Nam. Đồng thời, các mô hình bảo vệ nguồn nước có sự tham gia của cộng đồng được triển khai song song tại các địa phương gồm Sơn La, Bắc Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Nam.
Thực tiễn nghiên cứu vận động chính sách cũng như triển khai mô hình cộng đồng của LMNS cho thấy thông tin là một trong những yếu tố quyết định để đảm bảo hiệu quả công tác kiểm soát ô nhiễm nước bao gồm các thông tin về chất lượng nguồn nước, về các nguồn thải (về loại, về đối tượng xả thải, về mức độ xả thải được cho phép…). Tuy nhiên, việc cung cấp các thông tin trên theo các luật chuyên ngành có liên quan như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước,…vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu thực tiễn của cộng đồng.
Luật Tiếp cận thông tin ở Việt Nam chính thức được ban hành ngày 6/4/2016, có hiệu lực từ ngày 01/7/2018. Luật TCTT có ý nghĩa quan trọng, có những tác động tích cực đến sự tuân thủ pháp luật của cán bộ, người dân, và doanh nghiệp. Kết quả “Đánh giá ban đầu việc thực thi Luật Tiếp cận thông tin” của LMNS cùng 5 tổ chức khác cho thấy dù đã đạt được một số kết quả ban đầu trong việc thực thi, nguyên tắc cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác được quy định trong Luật TCTT vẫn chưa được đảm bảo.
Sau 5 năm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2014, Chính phủ đề xuất sửa đổi Luật để giải quyết những hạn chế, bất cập và kịp thời với những thách thức mới trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay. Nhận thấy Luật TCTT là một công cụ hữu ích để giúp minh bạch trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, từ tháng 8-9/2020, LMNS thực hiện vận động chính sách về thúc đẩy tiếp cận thông tin trong Luật Bảo vệ môi trường trong khuôn khổ Dự án “Không gian xã hội dân sự” do Liên Minh Châu Âu và tổ chức Oxfam tại Việt Nam tài trợ.
Điều khoản tham chiếu này được xây dựng cho nhóm chuyên gia nhằm thực hiện nghiên cứu trên với chi tiết được mô tả cụ thể trong các mục dưới đây.
2. Các nhiệm vụ
– Nghiên cứu xây dựng khung khuyến nghị
– Nghiên cứu, rà soát hệ thống chính sách và pháp luật Việt Nam liên quan đến tiếp cận thông tin trong Luật Bảo vệ môi trường và các quy định về bảo vệ môi trường
– Nghiên cứu, rà soát công tác thực thi tiếp cận thông tin trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm nghiên cứu các thông tin cần được công khai, các quy định về trách nhiệm công khai thông tin của cơ quan nhà nước
– Tổng hợp, phân tích các bài học kinh nghiệm và xây dựng các khuyến nghị chính sách về tiếp cận thông tin, công khai thông tin cho Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020
– Xây dựng và hoàn thiện tài liệu tóm tắt khuyến nghị chính sách với sự tham vấn các chuyên gia nòng cốt của LMNS và điều phối viên LMNS
3. Yêu cầu về chuyên gia
– Am hiểu về chính sách và pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực môi trường, tiếp cận thông tin
– Có chuyên môn và kinh nghiệm vận động chính sách, đặc biệt là vận động chính sách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tiếp cận thông tin
– Có chuyên môn, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm nước
– Có khả năng phân tích sâu, tổng hợp các kinh nghiệm và bài học, đưa ra các khuyến nghị chính sách thúc đẩy tiếp cận thông tin trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
4. Thời gian thực hiện
– Thời gian thực hiện: Tháng 8-9/2020;
5. Sản phẩm
Tóm tắt khuyến nghị chính sách thúc đẩy tiếp cận thông tin trong Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi 2020
Các ứng viên quan tâm xin vui lòng gửi lý lịch khoa học (CV) và thư đề xuất gồm kế hoạch thực hiện chi tiết đến email: tuoi.nguyen@gmail.com.
Hạn nộp hồ sơ: trước ngày 17 tháng 8 năm 2020
Subscribe
Login
0 Comments