Mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm thiểu rác thải sinh hoạt tại nguồn

Mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm thiểu rác thải sinh hoạt tại nguồn
Mục đích của mô hình này là tạo ra sự đồng thuận trong cộng đồng về sự cần thiết của việc phân loại rác thải tại nguồn, phát huy sáng kiến giảm thiểu rác thải. Mô hình này bao gồm các bước:
Bước 1: Thành lập ban chỉ đạo khu dân cư
Gồm các thành viên cốt cán khu dân cư: bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố, lãnh đạo các hội đoàn thể (Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Mặt trận,…)
Bước 2: Họp ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch hành động của khu dân cư
Kế hoạch hành động bao gồm: − Mục tiêu, điều kiện thực hiện, thời gian thực hiện − Các nội dung thực hiện (phân loại rác tài nguyên, giảm thiểu sử dụng túi nilon, ngõ vườn xanh,…) − Cách thức vận động tuyên truyền các hộ gia đình trong khu dân cư: họp tổ dân phố, tiếp xúc trực tiếp, loa phát thanh,…. − Với mỗi nội dung sẽ có: bao nhiêu hộ tham gia, cam kết của các hộ, phương thức giám sát và đôn đốc các hộ thực hiện, phương thức ghi chép kết quả thưc hiện. Bước 3: Họp toàn thể khu dân cư để tuyên truyền, đóng góp và tạo ra sự đồng thuận của các hộ gia đình trong triển khai kế hoạch hành động − Thảo luận, xây dựng và hoàn thiện kế hoạch hành động − Thống nhất kế hoạch − Các hộ gia đình đồng thuận và cam kết thực hiện − Hoàn thiện các nội dung kế hoạch hành động và gửi cho nhóm chuyên trách của phường.
Bước 4: Triển khai thực hiện
Bước 5: Theo dõi giám sát, ghi chép và báo cáo tổng kết
 
Nội dung được trích từ Tài liệu hướng dẫn mô hình giảm thiểu, phân loại và tái chế rác thải tại khu dân cư – Tài liệu của CECR

3.3 6 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments