Bản tin số 13 Tháng 07 năm 2013

 Cng đng phưng Qung An ra quân dn sch ao chùa Ph Linh hưng ng ngày Môi trưng Thế gii 5/6/2013
N

gày 5 tháng 6 năm 2013 bên cạnh khu hành lang ao chùa Phổ Linh, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng, Câu lạc bộ Hồ Hà Nội cùng hơn 50 học viên Chương trình Thanh niên tiên phong Bảo vệ môi trường và Biến đổi khí hậu phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ quận Tây Hồ và toàn thể nhân dân phường Quảng An làm sạch khu vực hành lang bờ của ao chùa Phổ Linh.
Từ 6h sáng, không khí tại Ao Chùa Phổ Linh (gần Phủ Tây Hồ) đã nhộn nhịp, tấp nập hơn mọi ngày. Có tới 200 người dân và tình nguyện viên có mặt tại khu vực tập trung và sẵn sàng cho buổi ra quân.
Chỉ sau 3 giờ đồng hồ, toàn bộ 150 mét vuông quanh hồ được dọn sạch sẽ, thu gom  khoảng 70 khối cây lau, sậy, cỏ dại, rác…., trả lại cho hành lang hồ một không gian sạch và thoáng đãng.
Mặc dù trời nắng nóng nhưng những người tham gia đều nhiệt tình và hăng say làm việc, chị Nông Thị Hà – Chủ tịch Hội phụ nữ phường Quảng An nói: “Chúng tôi s tiếp tc duy trì các hot đng này hàng tháng đ gi đưc v đp ca các h trên đa bàn ca phưng”.
Cũng tại sự kiện này, Học viên của Lớp Thanh niên Tiên phong trong công tác BVMT và BĐKH cũng tiến hành quan trắc chất lượng nước hồ, khảo sát hiện trạng bờ, tình hình các cống nước thải ra hồ tại ao chùa Phổ Linh. Trước đó không lâu nhóm học viên này cũng đã thực hiện các hoạt động trên tại ao Chéo (cạnh ao chùa Phổ Linh). Hai hoạt động này đã được đài Truyền hình Việt Nam – VT1quay phóng sự và phát sóng trên tivi./.

 

———————–*****———————–

CECR tham gia ngày Môi trưng Thế gii 05/06/2013 ti Huế

N

gày 5 tháng 6 hàng năm được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc chọn là Ngày môi trường thế giới. Đây là một sự kiện môi trường quốc tế thường niên quan trọng được Việt Nam hưởng ứng từ năm 1982 và đã trở thành hoạt động cụ thể, thiết thực góp phần nâng cao nhân thức công đồng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2013 là “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” để khuyến khích mọi người hãy chú ý hơn đến những ảnh hưởng tới môi trường từ việc lựa chọn thực phẩm, tránh lãng phí và lựa chọn những loại thức ăn ít ảnh hưởng dến môi trường.
Tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức các hoạt động quốc gia kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới từ ngày 04 đến ngày 05 tháng 6 tại thành phố Huế.
Tại sự kiện này, Bà Nguyễn Ngọc Lý – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng vinh dự nhận được lời mời tham dự Mít tinh kỷ niệm ngày Môi trường Thế giới 2013 diễn ra tại Huế của Bộ Tài nguyên Môi trường./.

———————–*****———————–

 Cng đng Cam kết “Dng ngay mi hành đng làm ô nhiễm nguồn nước”

C

ùng với các hoạt động nhằm hưởng ứng ngày Trái Đất 22/4/2013, học viên Lớp thanh niên tiên phong BVMT và BĐKH dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng đã thực hiện tốt hoạt động Vận động cộng đồng quanh hồ cùng ký cam kết chung tay bảo vệ hồ. Hàng tuần, các bạn học viên đến nhà người dân sống quanh hồ và tuyên truyền ý nghĩa của một ao, hồ khỏe, sạch tới đời sống người dân và khuyến khích họ ký cam kết với nội dung “Dng ngay các hot đng làm ô nhim ngun nưc”. Hoạt động đã được triển khai tại 4 hồ trên địa bàn Hà Nội là: Hồ Nam Đồng, Hồ Ngọc Khánh, Hồ Hai Bà Trưng, Ao Cần. Ngoài ra, tại sự kiện Ngày Trái Đất diễn ra ở Công viên Thống Nhất ngày 21/4/2013 cũng có hơn 100 học sinh, sinh viên, người tham gia sự kiện cùng ký cam kết này./.
cam-ket

———————–*****———————–

Thành lp Chi hi N trí thc Bo v môi trường và Biến đi khí hu

Lê Thanh Bình

 Giới thiệu

N

gày 12 tháng 4 năm 2013, tại trụ sở cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt nam, 39 Hàng Chuối, Hà Nội đã diễn ra Đại hội thành lập Chi hội nữ trí thức Bảo vệ môi trường và Biến đổi khí hậu (viết tắt là Chi hội NTT BVMT BĐKH) theo quyết định số 136/QĐ – HNTTVN ngày 8 tháng 4 năm 2013 của Hội Nữ trí thức Việt Nam, với sự tham gia của gần 30 chị em cùng chị Nguyễn Thu Hà, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; chị Bùi Thị Bình, Ủy viên ban chấp hành Hội Nữ trí thức Việt Nam trong bầu không khí trang trọng và ấm cúng.
thanh-vien

nh Chi hi N trí thc v Bo v môi trưng và Biến đi khí hu.

 Tại Đại hội, chị Nguyễn Ngọc Lý, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng, trưởng Ban vận động thành lập Chi hội  đã nêu lại quá trình chuẩn bị để thành lập Chi hội trong khoảng thời gian hơn 1 năm, từ những ý tưởng ban đầu cho đến việc thành lập Ban vận động với 10 thành viên chủ chốt đầu tiên, thông qua 3 lần họp Ban vận động và thảo luận về tên gọi, tôn chỉ, mục đích, khuôn khổ, phạm vi, quy tắc, phương hướng của Chi hội…, để có được sự ra mắt chính thức của Chi hội ngày 12.4.2013.
Chị Nguyễn Thu Hà, phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã phát biểu rất tâm huyết và phấn khởi trước sự ra đời của Chi hội, mong muốn là một thành viên của Chi hội và tin tưởng trong thời gian tới Chi hội sẽ có những hoạt động đóng góp cụ thể thiết thực cho phong trào chung.
Nhiều chị em đã bày tỏ những tâm huyết của mình với các vấn đề bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu với mong muốn đóng góp công sức cho việc nâng cao nhận thức và kiến thức cho cộng đồng và xã hội từ những việc làm cụ thể nhỏ nhất ngay tại gia đình, nơi cư trú cho đến giải quyết những vấn đề lớn hơn tại nông thôn.
Mc đích
–       Tập hợp những chị em trí thức không phân biệt tuổi tác, địa vị, ngành nghề… có tâm huyết cống hiến cho xã hội, cùng nhau chia sẻ những bài học kinh nghiệm, những ý tưởng sáng tạo khoa học đóng góp cho cộng đồng.
–       Chi hội Nữ trí thức Việt nam về BVMT và BĐKH sẽ là nơi để các nữ trí thức ở mọi lứa tuổi, mọi cương vị công tác có thể đóng góp tùy theo sức của mình, hoạt động thiện nguyện vì sự nghiệp bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu.
Phương hướng hot đng chính
–       Tham gia tích cực các hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu như: tham gia các sự kiện môi trường, ngày trái đất, câu lạc bộ Hồ Hà Nội…, làm Bản tin của Chi hội nhằm giới thiệu, chia sẻ các thông tin và kiến thức về BVMT, BĐKH.
–       Tìm kiếm các nguồn tài trợ, huy động kinh phí cho các hoạt động hỗ trợ cộng đồng nâng cao nhận thức về BVMT và ứng phó BĐKH.
–       Làm tình nguyện viên tham gia các lớp tập huấn, đào tạo, phổ biến kiến thức về BVMT và ứng phó BĐKH cho cộng đồng dân cư nghèo./.
(Ngun: Bn tin đin t s 01 ca Chi hi N trí thc BVMT và BĐKH)

 
Bạn đọc chia sẻ:
Thi gian va qua, Ban biên tp tiếp tc nhn đưc các đóng góp cũng như các ý kiến ca các bn gi v Trung tâm Nghiên cu Môi trưng và Cng đng. Chúng tôi xin đưc chia s nhng ý kiến đó vi các đc gi đ cp nht v tình trng ao, h hin nay trên đa bàn Hà Ni.
 
Ch Dương Th Trưng đa ch s 23, khu dãn dân, phưng Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Ni chia s:
“Tôi sống gần Ao Cần đã nhiều năm, ao mới được cải tạo và đi vào sử dụng nhưng hiện nay trên mặt hồ cá chết nhiều, xung quanh hồ không có hàng rào chắn, không có cây cối, rất nguy hiểm cho mọi người nhất là trẻ em. Đặc biệt là có rất nhiều rác nhưng không có người quét dọn, bảo vệ và trông coi hồ. Tôi mong rằng tất cả người dân đều có ý thức giữ gìn vệ sinh chung và mọi gia đình đều đồng ý nộp phí để thuê người bảo vệ, quản lý hồ”.
 
Bác Lê Th Bích Tho sng ti khu ph H Đc Di cho biết:
“Từ hồi được cải tạo lại, hồ Nam Đồng sạch và đẹp hơn, nước hồ trong, xung quanh hồ có nhiều cây cối, đường dạo rộng rãi, ngày nào cũng 2 lần sáng sớm và chiều mát chúng tôi cũng ra hồ đi dạo và tập thể dục. Nhưng từ đó đến nay các quán ăn, bãi đỗ xe ngày càng xuất hiện nhiều, chiếm hết hành lang hồ. Chúng tôi mong chính quyền địa phương xử lý các hành vi trên để lấy lại không gian đẹp vốn có của hồ”.
 
Báo cáo quan trc ca nhóm 7 Lp Thanh niên tiên phong BVMT và BĐKH ti H Thanh Nhàn gn Công viên Tui tr, qun Hai Bà Trưng: Có khoảng 24 cống thải to, nhỏ đổ và hồ Thanh Nhàn, trong đó 18 cống đã ngừng hoạt động, 4 cống vẫn hàng ngày xả nước thải ô nhiễm xuống hồ. Khoảng 15 cống thải bằng PVC đường kính khoản 200mm từ khu dân cư phía công viên chưa có hệ thống dẫn nước ra sông Kim Ngưu mà thải trực tiếp vào hồ.
 

 



 
 

 
 
 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments