Thư Bạn đọc Chia sẻ Tháng 08/ 2013

AO HỒ VEN ĐÔ ĐI ĐÂU ?

Hà Thị Lĩnh

 Ai cũng biết ao/hồ không biết đi nhưng lạ thay thường biến mất với tốc độ nhanh chưa tùng thấy, hôm nay còn đây, nhưng tháng sau, năm sau… đã nằm sâu đâu đó dưới lòng đất. Người ta cứ biện minh rằng trong nội thành do áp lực về nhà ở, giao thông …vv nên phải lấp đi nhường chỗ cho những nhà cao tầng, những con đường xuyên phố xuyên phường, mang lại một diện mới cho thủ đô, nhưng số phận của các ao/hồ vùng ven đô thì sao???
Quê tôi ở xã Xuân canh, huyện Đông anh  là vùng ven đô của TP Hà nội, không xa trung tâm thủ đô là mấy, chỉ cần vượt qua cầu Đuống đi theo ven đê sông Hồng là đã thấy không khí của một vùng quê yên tĩnh trên bến dưới thuyền, một bên là sông, một bên là làng mạc xen kẽ những cánh đồng lúa mênh mông. Nơi này có rất nhiều hồ/ao, cái thì ở ngoài đồng, cái thì xen kẽ với nhà dân, có tới 80% các hồ/ao có chủ sở hưũ chủ là các hộ gia đình/cá nhân, 20%  số ao/hồ có diện tích lớn hơn thì có chủ sở hưũ là Hợp tác xã. Việc sử dụng hồ ao chỉ đơn thuần là thả cá, chăn nuôi thủy cầm, để thoát nước mưa hoặc là nơi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây phong trào sản xuất làm trang trại phát triển thì các hồ/ao của Hợp tác xã được cho thuê để các chủ hộ sản xuất kinh doanh bằng cách thả cá hoặc chăn nưôi thủy cầm.
Giờ đây, từ năm 2010 khi có các dự án làm cầu vượt sông Hồng chạy ngang qua quê tôi thì làn sóng đô thị hóa bắt đầu làm thay đổi diện mạo ao/hồ ở vùng quê này, hồ/ao thi nhau biến  mất còn nhanh hơn cả tốc độ xây dựng cầu (tính đến nay có khoảng 20 chiếc ao/hồ của các hộ gia đình, cá nhân đã bị lấp), những ống cao su to nhỏ các cỡ dùng hút cát chạy ngoằn nghèo vắt qua thân đê, đêm ngày  lặng lẽ hút và đùn cát từ sông Hồng xuống các hồ/ao có số phận đã đựoc định đoạt, cứ tưởng là khó khăn lắm để lấp đầy mặt nước phẳng lặng kia, nhưng mưa dầm thấm lâu, cứ lặng lẽ đêm ngày để một ngày đẹp trời nào đó, các ao/hồ đã trở thành những mảnh đất phẳng lì như chưa bao giờ nó là hồ/ao vậy. Các chủ hộ người thì xây nhà hoặc đầu tư lâu dài  thì để đấy chờ thời cơ… . Có mấy ai biết về các hệ lụy do mất hồ mang lại??? Mà có biết thì áp lực do nhu cầu tách hộ và cân đối cuộc sống  trước mắt cũng làm họ xếp lại các giá trị về môi trường được coi là còn lâu mới cần đến.
 

1

                                 Ảnh minh hoạ. Nguồn (internet)

Giá mà tôi không phải  là người dân ở đây thì cũng không biết là ao/hồ đã đi đâu về đâu???Mỗi lần về quê, đi ngang qua những nơi đã từng là ao/hồ  trong lòng cứ trào lên niềm nuối tiếc khôn nguôi của một người mang nặng hồn quê, đã quá đỗi quen thuôc với cảnh quan có sông nước ao/hồ.. Với tốc độ mất ao/hồ như hiện nay thì một ngày không xa làng mạc quê tôi  cũng sẽ bị bê tông hóa, không còn ao/hồ sẽ đồng nghĩa với việc không còn nơi thoát nước khi trời mưa và quê tôi cụng sẽ bị ngập lụt như nội thành khi gặp trời mưa vậy.
Gia đình tôi cũng có ao trong khuôn viên vườn nhà, không rộng như ở ngoài cánh đồng, chỉ đủ để nưôi cá phuc vụ nhu cầu gia đình, nó cũng đã suýt bị lấp đi nhưng tôi đã vận động gia đình gữi lại để làm cảnh quan phong thủy…và thế là số phận nó còn lại đến ngày hôm nay. Với diện tích nhỏ (khoảng 80 m2), không có nguồn nước lưu thông (do các ao hồ kế bên đã bị lấp) nên khi nuôi cá nguy cơ ô nhiễm nước là rất cao, viêc làm giảm nguy cơ ô nhiễm gặp rất nhiều khó khăn vì không thể bơm thay nước thường xuyên hoặc thay đổi dòng  nước chảy vào/ ra khỏi ao đi bất cứ hướng nào.
Từ khi khi tham gia vào các hoạt động của Câu lạc bộ bảo vệ hồ Hà nội, bảo vệ môi trường của Trung tâm và Chi hội, tôi đã biết được một số phương pháp làm sạch nước hồ, tôi đã cùng gia đình làm bè cây thủy sinh đơn giản thả xuống ao, xây tường gạch bao quanh không cho nước thải chảy vào ao, làm đường ống đón nước mưa từ mái nhà và thường xuyên bơm nước giếng khoan để bổ sung nước sạch cho ao. Giờ đây, mỗi khi, ngắm nhìn chiếc ao nhỏ bé trong khuôn viên vườn nhà trong lòng tôi thấy thanh thản vì mình đã không làm nó biến mất theo trào lưu chung, với niềm tin thế hệ con, cháu mình cũng sẽ yêu quý và duy trì nó tồn tại để đem lại những lợi ích cho gia đình về cảnh quan, kinh tế và môi trường. Mỗi lần về quê tôi thường tham gia vào các hoạt động làm sạch môi trường của địa phương như quét dọn đường xá, gom rác thải, vận động các hộ gia đình còn ao/hồ sử dụng những biện pháp giản đơn để sạch  nước và cố gắng giữ lại các ao/hồ để quê hương vẫn mang đậm hồn quê như những thủa nào./.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments