Việt Nam là một trong năm quốc gia Đông Á đóng góp trên 50% tổng lượng rác thải nhựa ra biển (Bộ TNMT, Kế hoạch Hành động Quốc gia về Quản lý Chất thải Nhựa Đại dương, 2019). Trung bình mỗi ngày cả nước thải ra khoảng 61.000 tấn rác thải sinh hoạt, trong đó chỉ 10-15% được thu gom, tái sử dụng hoặc tái chế, phần còn lại được chôn lấp hoặc đốt. Các bãi chôn lấp quá tải, thiếu đất, chi phí xử lý cao, vấn đề ô nhiễm không khí và nước là những thách thức lớn nhất của đất nước
Trong công tác quản lý rác thải, Phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý rác thải, giảm thiểu chi phí về môi trường. Họ có mặt và được coi là lực lượng nòng cốt trong hầu hết các khâu của chuỗi giá trị rác thải. Theo nghiên cứu 90% phụ nữ tham gia phân loại rác tại nguồn; 80-90% nữ lao động tham gia thu gom rác thải và 50% chủ doanh nghiệp tái chế là nữ. Tuy nhiên, sự đóng góp của họ hiện chưa có được ghi nhận đầy đủ.
Để phần nào giải quyết những vấn đề nêu trên, chương trình “
Tăng cường vai trò của phụ nữ thông qua các giải pháp cho ô nhiễm rác thải nhựa thông qua các hoạt động tái chế bền vững từ 07 – 03, do Tổ chức Bảo tồn biển Đại dương hỗ trợ, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng, thành viên của Ban điều phối Liên minh Môi trường và Biến đổi Khí hậu (VECCA) sẽ tập trung vào nghiên cứu chuyên sâu về hiện trạng quản lý rác thải tại Quận Nam. Mô hình thí điểm phụ nữ tiên phong trong giảm thiểu rác thải nhựa, phân loại và thu gom rác thải nhựa “giá trị thấp” được triển khai để chứng minh cho kết quả của nghiên cứu. Mô hình sẽ đảm bảo rằng rác thải ‘giá trị thấp” có thể tái chế sẽ được thu gom và xử lý đúng cách và các loại rác này sẽ không bị trộn lẫn vào các chất thải khác khi ra bãi chôn lấp. Đồng thời nâng cao vị thế của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý rác thải nói riêng.
Kết quả kỳ vọng
- Hoàn thiện 01 nghiên cứu chuyên sâu về hiện trạng của nhóm phụ nữ thu gom rác phi chính thức ở Quận và các khuyến nghị về các công cụ thu gom, mô hình và các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức
- Tổ chức được 02 khóa đào tạo cho hội phụ nữ, nhóm phụ nữ thu gom rác phi chính thức về phân loại và thu gom rác
- Số liệu về lượng rác tài nguyên và rác giá trị thấp được thu gom
- Số liệu tính toán về đóng góp của nhóm phụ nữ thu gom rác phi chính thức trong việc thu gom và tái chế rác thải nhựa giá trị thấp
- Trên 50 phụ nữ phi chính thức được tham gia vào mô hình thí điểm
- Xây dựng 01 Tọa đàm và khuyến nghị chính sách được đóng góp cho việc thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa (NAP)
Cách tiếp cận
- Kết nối và sự tham gia của các bên
- Dựa trên các nghiên cứu khoa học
- Áp dụng mô hình thí điểm
- Truyền thông và Vận động chính sách